Uống nhiều nước nhưng đi tiểu ít
Dù bạn thường xuyên uống nước nhưng lượng nước tiểu vẫn rất ít, thậm chí kèm theo hiện tượng sưng phù toàn thân rõ rệt thì nên đi kiểm tra chức năng gan thận ngay. Đây có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan, thận.
Thận là cơ quan bài tiết của con người, có khả năng loại bỏ kịp thời lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu thận không tốt thì có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài.
Nếu gặp các vấn đề về thận như nhiễm độc đường tiết niệu, lượng nước vào sẽ vượt quá đầu ra, người bệnh sẽ bị sưng phù. Người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày, do đó nếu thường xuyên gặp tình trạng tiểu ít dù uống nhiều nước, bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Uống nước xong miệng vẫn khô
Một số người càng uống nhiều nước thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Lúc nào họ cũng cảm thấy khát nước, thường xuyên uống rất nhiều nước nhưng mỗi khi uống xong, cơn khát vẫn không bớt đi.
Nếu gặp vấn đề như trên, bạn nên cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, Lý do là vì căn bệnh này khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường, từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
Tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng về lâu dài, tình trạng khô miệng có thể dẫn đến chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
Xuất hiện chướng bụng sau khi uống nước
Nếu thấy đau bụng, bụng phình to bất thường sau khi uống nước thì bạn nên lưu ý đến bệnh gan. Những người bị xơ gan, ung thư gan uống nhiều nước có thể gặp tình trạng chướng bụng.
Đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột… Tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe ngay, tránh để lâu khiến bệnh tình càng thêm nặng, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Khó nuốt sau khi uống nước
Một số người cảm thấy rất khó nuốt sau khi uống nước, nước uống vào nhanh chóng quay lại khoang miệng, thậm chí nôn ra. Nếu ban đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó thì bạn cần phải cảnh giác với căn bệnh ung thư thực quản.
Đinh Kim(T/h)