Thường xuyên không uống đủ nước
Nhiều người thường đợi đến khi khát khô cả cổ mới chịu uống nước. Trên thực tế, việc không uống đủ nước không chỉ mang đến cảm giác khát, về lâu dài còn khiến phần “chất thải” trong cơ thể tích tụ thành chất độc trong nội tạng, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận và hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, uống quá ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao, dễ khiến bạn mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước một ngày dẫn đến dư thừa nước tự do trong cơ thể, gây rối loạn các chất điện giải trong máu và bạn dễ bị mệt mỏi. Gan, thận, hệ tiêu hóa cũng phải hoạt động nhiều hơn khi bạn uống quá nhiều nước, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Thường xuyên uống nước đun nhiều lần
Thường xuyên uống nước đun đi đun lại nhiều lần tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, nước đun đi đun lại thường bị lặng chất cặn bên trong, nếu uống nhiều thì sẽ dễ bị nhiễm chất độc như chì, cadimium và nitrat…, dễ dấn đén bệnh sỏi thận, suy thận, viêm gan.
Không uống nước khi vừa thức dậy
Sau khi trải qua một giấc ngủ dài, cơ thể vô cùng khô hạn, các chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Lúc này, bạn nên tiếp thêm năng lượng cho cơ thể bằng cách uống một ly nước ấm sau khi thức dậy.
Uống nước ấm vào thời điểm này giúp rửa sạch chất thải trong cơ thể, “tưới mát” các tế bào đang rất “khát”, giải quyết tình trạng lượng máu thiếu nước trở nên đặc hơn khiến máu lưu thông hạn chế.
Đinh Kim(T/h)