+Aa-
    Zalo

    Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì?

    (ĐS&PL) - Là một loài cây dại, cây cúc tần có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô, với yêu cầu bảo quản khác nhau.

    Cúc tần là cây gì?

    Có tên khoa học là Pluchea indica, cây cúc tần (còn được gọi cây từ bị, đại ngải, hoa mai não, lức ấn, băng phiến ngải hay cây đại bi) là một vị thuốc Nam quý được ưa chuộng trong y học truyền thống.

    Loại cây này có tính mát và vị đắng, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp, cũng như nhiều bệnh lý khác.

    Đây là một loài cây dại, thường có chiều cao 1-2 mét, toàn thân có lông tơ, cành nhỏ. Lá của cây cúc tần gần như không có cuống, mọc so le nhau, với phầnmép lá thường có hình khé răng,màu lục xám.

    Hoa của cây cúc tần mọc thành từng cụm ở đầu ngọn, với màu sắc chủ yếu là tím. Quả của loại cây này nhỏ và có cạnh. Các bộ phận của cây cúc tần được sử dụng gồm lá, rễ và ngọn non.

    Cây cúc tần là một vị thuốc Nam quý được ưa chuộng trong y học truyền thống. Ảnh minh họa

    Cây cúc tần là một vị thuốc Nam quý được ưa chuộng trong y học truyền thống. Ảnh minh họa

    Cây cúc tần có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Để làm cúc tần khô, sau khi thu hái về, cúc tần tươi được rửa sạch và phơi khô. Cúc tần tươi nên được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, còn cúc tần khô nên được cất ở nơi khô ráo.

    Cúc tần có thành phần hóa học phong phú, gồm dầu chưng cất từ lá, chứa nhiều hợp chất như camphor, thujone, borneol và các terpen. Bên cạnh đó, cây còn chứa flavonoid, tannin, acid hữu cơ, cùng nhiều dược chất khác có công dụng trong lĩnh vực y học và sức khỏe.

    Một số tác dụng của uống nước lá cúc tần

    Chữa ho

    Nguyên liệu: Lá chanh 50g, lá cúc tần 200g, trần bì 50g, rễ thủy xương bồ, rễ cà gai leo và củ sả (mỗi loại 100g).

    Cách làm:

    - Rửa sạch các nguyên liệu để loại bỏ cặn bẩn và bụi.

    - Mang các nguyên liệu đi phơi khô hoặc sấy khô.

    - Cắt nguyên liệu đã được phơi khô thành các phần nhỏ cho dễ dàng sao vàng và chế biến.

    - Đun nước sôi và đun các nguyên liệu nói trên trong nước nhanh chóng cho tới khi nước có màu vàng, tỏa ra mùi thơm.

    - Lọc bỏ các thảo dược ra để thu lấy phần nước cốt, uống 2 lần/ngày.

    Chữa cảm sốt

    Nguyên liệu: Đinh lăng, lá và rễ cây cúc tần, rễ bưởi cùng cam thảo (mỗi loại 20g).

    Cách làm:

    - Rửa sạch các nguyên liệu để loại bỏ cặn bẩn và bụi.

    - Đun nước sôi và đun các nguyên liệu này trong nước cho tới khi nước có màu vàng, tỏa ra mùi thơm.

    - Lọc bỏ các thảo dược ra để thu được phần nước cốt. Sử dụng nước cốt thu được 1 thang/ngày.

    Chữa chứng bí tiểu

    Nguyên liệu: Lá cúc tần tươi 100g hoặc lá cúc tần khô 40g.

    Cách làm:

    - Đun lá cúc tần với nước, khi thấy nước đã sôi thì đun tiếp trong một thời gian để đảm bảo rút được tinh chất từ lá cây cúc tần.

    - Uống nước thuốc vừa đun thay thế cho nước lọc hàng ngày. Nước lá cúc tần có thể giúp thúc đẩy tiểu tiện, hỗ trợ chức năng thận.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/uong-nuoc-la-cuc-tan-co-tac-dung-gi-a450229.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan