Uống bao nhiêu bia, rượu thì vi phạm nồng độ cồn?
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:
- 01 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);
- 01 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);
- 01 vại bia hơi (330 ml);
- 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo đó, chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc đường thở khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt hành chính.
Lực lượng CSGT sẽ dựa trên kết quả đo trên thiết bị đo nồng độ cồn chứ không quan tâm người vi phạm đã uống bao nhiêu cốc bia, rượu.
Thiết bị thử nồng độ cồn hiện đại của cảnh sát giao thông Việt Nam có thể phát hiện ra lượng cồn rất nhỏ trong máu/khí thở, kể cả chỉ uống duy nhất một cốc bia thì cũng có thể bị phạt hành chính về nồng độ cồn.
Để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều phương tiện không nên uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn
Cụ thể, theo mức xử phạt vi phạm giao thông mới nhất, mức phạt lỗi vi phạm nồng đồ cồn được quy định như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện:
+ Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe máy
+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn mới nhất năm 2023 được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
+ Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn mới nhất năm 2023 với người điều khiển ô tô
+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định). Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.