Câu chuyện về người phụ nữ Mỹ tên Jewel Shuping đang nhận được nhều sự quan tâm, thậm chí gây tranh cãi vì hành động tự khiến mình...bị mù.
Câu chuyện đã gợi ra nhiều câu hỏi về tình trạng tâm lý của Shuping và một bệnh lý hiếm gặp mà cô mắc phải.
Theo thông tin đăng tải từ Mirror, Ettoday, cô gái có tên Jewel Shuping, sống tại Bắc Carolina, Mỹ, bị ám ảnh bởi ước mơ "bị mù" từ khi còn nhỏ. Jewel Shuping kể rằng từ khi 3 - 4 tuổi, cô đã thường đi lại trong bóng tối trong phòng khách vào ban đêm.
Đến tuổi lên 6, chỉ cần nghĩ về việc bị mù là cô cảm thấy vui mừng, hạnh phúc. Thậm chí để thỏa mãn ước mơ ngày đó, cô gái trẻ đã học đọc chữ nổi Braille từ khi còn thiếu niên và đến năm 20 tuổi. Tới nay, cô đã thành thạo chữ nổi.
Tuy nhiên, câu chuyện đạt đến điểm bất ngờ khi Jewel Shuping quyết định tham khảo ý kiến của một bác sĩ tâm lý.
Điều đáng chú ý, cô đã nhờ bác sĩ đổ chất thông tắc ống nước vào mắt mình để được “mù lòa" như ước mơ ngày bé của mình. Cô cho rằng đây là ước mơ cả đời và vị bác sĩ cũng đã đồng ý sau khi nghe cô trải lòng về căn bệnh tâm lý đó.
Ngoài cảm giác đau đớn về thể xác khi chịu đựng cơn đau lúc bột thông cống vào mắt, cô còn cảm thấy vô cùng hạnh phúc với quyết định của mình và đó là tất cả những gì cô muốn trở thành.
"Tôi đã đợi 30 phút trước khi đến bệnh viện. Khi đó, bác sĩ cố gắng cứu thị lực của tôi, nhưng tôi vẫn dần mất đi thị lực. Trong sáu tháng tiếp theo, thị lực của tôi dần biến mất. Để tôi nói cho bạn biết, lúc đó tôi rất đau, giống như bốc cháy, chất thông tắc đường ống cứ chảy xuống má và đốt cháy da tôi, tất cả những gì tôi có thể làm nghĩ đến lúc sắp được mù", cô Jewel Shuping nói.
Hiện, ở tuổi 38, Jewel Shuping gần như bị mù hoàn toàn, cô mắc phải một căn bệnh hiếm gặp được gọi là "Rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)", khi bệnh nhân tin rằng một số cơ quan trong cơ thể không thuộc về họ và muốn loại bỏ chúng.
Câu chuyện này đặt ra nhiều câu hỏi về tâm lý và sức khỏe tinh thần của Shuping cũng như về cách đối phó với BIID.
Cuối cùng, Jewel Shuping hy vọng rằng sự chia sẻ của mình có thể giúp mọi người hiểu hơn về BIID và giúp những người mắc phải được hỗ trợ và điều trị.
Cô cũng cảnh báo rằng không nên làm những điều có hại cho bản thân, hy vọng rằng một ngày nào đó có cách điều trị cho căn bệnh phức tạp này.
Nguyễn Linh(T/h)