+Aa-
    Zalo

    Ukraine: Phe ly khai đặt điều kiện đàm phán với Kiev

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc phe ly khai chấp nhận đàm phán hòa bình với Kiev mở ra cánh cửa cho qui chế tự trị của miền đông trong khuôn khổ liên bang Ukraine.

    (ĐSPL) - Việc phe ly khai chấp nhận đàm phán hòa bình với Kiev mở ra cánh cửa cho qui chế tự trị của miền đông trong khuôn khổ liên bang Ukraine.
    Theo báo Mỹ Christian Science Monitor, phe ly khai được  Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine nói rằng họ sẵn sàng nói chuyện với Kiev về một giải pháp chính trị, trong đó có thể duy trì sự thống nhất của Ukraine nhưng sẽ giao quyền tự chủ sâu rộng cho các khu vực Donetsk và Lugansk bị chiến tranh tàn phá.
    Ukraina: Phe ly khai đặt điều kiện đàm phán với Kiev

    Thủ tướng “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng Alexander Zakharchenko.

    Chỉ một tuần trước đây, Thủ tướng “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng Alexander Zakharchenko khẳng định ông chỉ muốn độc lập hoàn toàn cho Nhà nước Novorossiya (Nước Nga mới). Ông nói rằng không thể chung sống trong Ukraine, sau những tháng chiến tranh đẫm máu đã buộc hàng trăm ngàn phải rời bỏ nhà cửa  và có thể làm chết nhiều hơn so với ước tính chính thức 2.600 người.
    Nhưng sau một tuần làm thất bại sự vây hãm Donetsk và Lugansk của quân đội Ukraine cũng như mở một mặt trận mới xung quanh Mariupol - thành phố lớn thứ hai của khu vực, phe ly khai tuyên bố sẵn sàng thương lượng.
    Phát biểu tại một cuộc họp ba bên (Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) tại Minsk hôm 1/9, phái đoàn của phe ly khai đã nêu ra những điều kiện cho đàm phán hòa bình, trong đó bao gồm một lệnh ngừng bắn toàn diện và rút các lực lượng Ukraine khỏi Donetsk và Lugansk. Itar-Tass dẫn lời một đại diện của phe ly khai nói: "Các cuộc đàm phán bình đẳng là phương tiện chấp nhận được cho việc giải quyết xung đột và lập lại hoà bình (ở miền đông Ukraine)”.
    Các chuyên gia Nga nói rằng phe ly khai đang phối hợp lập trường với Moscow, trong đó có nêu ra điều kiện riêng cho việc chấm dứt cuộc khủng hoảng gần 6 tháng qua - với sự tự tin cao độ, khi tiếp tục bao vây các lực lượng Ukraine.
    Trước đó, ngày 31/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Kiev cần phải ngồi vào bàn đàm phán  với phe ly khai để thiết kế lại mô hình Ukraine: từ mô hình "nhất thể" hiện tại (trong đó các khu vực do chính quyền trung ương tại Kiev điều hành) thành một hệ thống phân cấp nhiều hơn nữa. Hệ thống này sẽ cho phép miền đông Ukraine bầu ra lãnh đạo riêng, duy trì tiếng Nga là phương tiện giao tiếp chính, có quyền đàm phán và quan hệ kinh tế riêng với Nga. Về nguyên tắc, Kiev không phản đối việc dành quyền tự chủ lớn hơn cho khu vực và thậm chí đã ấp ủ kế hoạch phân cấp riêng, nhưng “ma quỉ nằm trong việc chi tiết hóa”.
    Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, phía Nga đã nói rõ rằng mọi quyết định về tương lai Ukraine đều phải bao gồm việc đảm bảo rằng nước này sẽ vẫn không liên kết. Theo các chuyên gia, việc chính quyền Kiev xin gia nhập  NATO vào cuối tuần trước chỉ có thể khiến cho Nga có thái độ kiên quyết hơn.
    Alexei Mukhin, giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị độc lập tại Moscow, cho biết Tổng thống Putin “muốn Ukraine tồn tại như một nhà nước thống nhất, nhưng với những điều kiện nhất định mà ông cho là cần thiết nhằm đáp ứng an ninh của nước Nga”.  
    Trong cuộc nói chuyện tay đôi 2 hai giờ tuần trước giữa Tổng thống  Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Minsk, cả hai nhà lãnh đạo này đều kiên quyết giữ nguyên lập trường vốn có.
    Kể từ đó, Tổng thống Putin dường như “đã mở cái vòi nước” cho phép Nga hỗ trợ nhiều hơn cho quân nổi dậy.
    Nhưng Fyodor Lukyanov, một chuyên gia Nga về vấn đề toàn cầu, nói rằng Tổng thống Putin không hề có ý định sáp nhập miền đông Ukraine hoặc tạo ra một nhà nước nhỏ độc lập phụ thuộc vào Moscow.
    Theo ông Lukyanov, “kế hoạch của Nga”  là nhằm thuyết phục Kiev rằng không thể có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, chỉ có một thỏa thuận chính trị với Moscow và quân nổi dậy mới có thể giúp cho Ukraine tránh được nguy cơ sụp đổ về kinh tế và chính trị.
    Chuyên gia Lukyanov nhận định: "Tất cả những điều này nhằm gây áp lực buộc Poroshenko trở lại bàn thương lượng về các điều kiện của Nga. Những gì đang xảy ra không phải là một cuộc xâm lăng của Nga, bất kể những gì đang nói ở Kiev”.
    Ông Lukyanov nói rằng Tổng thống Putin đang can thiệp vào cuộc chiến ở miền đông Ukraine - có lẽ bằng cách sử dụng lực lượng đặc biệt của Nga, cho phép số lượng lớn quân tình nguyện Nga gia nhập hàng ngũ quân nổi dậy, cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần.
    Lực lượng nổi dậy đã có vài tháng để củng cố, huấn luyện và tận dụng được những lợi thế phòng thủ. Chuyên gia Lukyanov nhận định: "Ban đầu họ là các nhóm bán quân sự, nhưng bây giờ họ đã trở thành một đội quân có tổ chức".
    Ông Alexei Mukhin vạch ra sai lầm nghiêm trọng của các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine: "Các nhà lãnh đạo Ukraine đã tin vào chiến thắng nhanh chóng, nhưng họ lại quá dàn trải lực lượng và đặt các lực lượng này vào những vị trí mà quân nổi dậy có thể dễ dàng bao vây tiêu diệt. Đó chính  là những gì đang xảy ra bây giờ. Chính quyền ở Kiev luôn nói rằng người Nga đang làm tất cả điều này, nhưng thực ra chính quyền này đã tự đào hố để rồi rơi vào đó”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ukraine-phe-ly-khai-dat-dieu-kien-dam-phan-voi-kiev-a49078.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan