(ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND tiếp tục "dọa" kịch trần khiến đồng ngoại tệ này thu hút mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư , khi mà NHNN chỉ trong vòng hơn 4 tháng đầu năm đã sử dụng hết biên độ 2\% theo cam kết điều hành tỷ giá ổn định của Thống đốc Bình.
Sáng nay (21/05), Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng với đồng đô la Mỹ là 21.673 USD/VND, tỷ giá áp dụng tại các Sở giao dịch của NHNN là 21.600 đồng mua vào và 21.820 đồng bán ra .
Tuy nhiên, tất cả các nhà băng đều đã áp dụng giá bán đô la Mỹ cao hơn mức giá bán tham khảo tại NHNN, phổ biến ở mức 21.840 đồng.
Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức 21.770 – 21.830 đồng/USD (mua vào – bán ra), không đổi so với ngày hôm qua.
Ngân hàng BIDV cũng tăng nhẹ tỷ giá lên mức 21.780 – 21.840 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 10 đồng cả hai chiều mua và bán.
Ngân hàng Vietinbank nâng tỷ giá USD/VND lên mức 21.775 – 21.835 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 5 đồng chiều mua vào và 10 đồng chiều bán ra so với sáng 20/05.
Ngân hàng ACB tiếp tục niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức 21.760 – 21.840 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Ngân hàng Techcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức 21.750 – 21.845 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 20 đồng chiều mua vào và 10 đồng chiều bán ra.
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng và "dọa" kịch trần. |
Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết tỷ giá USD/VND tại 21.770 – 21.840 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 20 đồng chiều mua vào nhưng giảm 5 đồng chiều bán ra. Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết tại 21.673 đồng/USD.
Lúc 9h sáng hôm nay, trên thị trường USD tự do Hà Nội, tỷ giá USD/VND lại tăng giá khá mạnh với mua vào trong khoảng 21.820 – 21.830 đồng/USD, bán ra trong khoảng 21.850 – 21.860 đồng/USD, tăng từ 10 – 20 đồng cả hai chiều mua và bán.
Tình hình biến động tỷ giá vừa qua cũng là mối quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư, khi mà NHNN chỉ trong vòng hơn 4 tháng đầu năm đã sử dụng hết biên độ 2\% theo cam kết điều hành tỷ giá ổn định của Thống đốc Bình.
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng chưa thể nói trước được việc NHNN có cần phải điều chỉnh tỷ giá nữa hay không, bởi, tất cả sẽ còn phải tuân theo tín hiệu thị trường.
“Tất nhiên, room điều chỉnh tỷ giá trong năm thì đã được dùng hết. Trong trường hợp thị trường bên ngoài cũng như bên trong xuất hiện những diễn biến bất lợi, bất thường thì có lẽ NHNN cũng cần thiết phải xem xét đến việc điều chỉnh và lúc đó thì phải có những giải trình, giải thích rất rõ với doanh nghiệp, với dân chúng”, ông Lực cho biết.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Hàm Phó TGĐ, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ, Ngân hàng BIDV.
“Tỷ giá có tăng, tuy nhiên, vẫn nằm trong biên độ cho phép. Chưa có gì phải quan ngại, phải lo lắng quá cả”, ông mở đầu nhận định.
Theo vị chuyên gia này, hiện tượng biến động hàng ngày của tỷ giá chỉ là một câu chuyện “hết sức bình thường”, và nguyên nhân một phần đến từ tâm lý và phần khác là do nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới một yếu ngoại cạnh quan trọng, đó là việc leo giá của đồng USD trên thị trường thế giới khi mà nền kinh tế Hoa Kỳ đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi sáng sủa.
Nhìn xa hơn, từ giờ đến kết niên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng chưa thể nói trước được việc NHNN có cần phải điều chỉnh tỷ giá nữa hay không, bởi, tất cả sẽ còn phải tuân theo tín hiệu thị trường.
“Tất nhiên, room điều chỉnh tỷ giá trong năm thì đã được dùng hết. Trong trường hợp thị trường bên ngoài cũng như bên trong xuất hiện những diễn biến bất lợi, bất thường thì có lẽ NHNN cũng cần thiết phải xem xét đến việc điều chỉnh và lúc đó thì phải có những giải trình, giải thích rất rõ với doanh nghiệp, với dân chúng”, ông Lực cho biết.
Tuy vậy, theo vị Tiến sỹ này, trước khi đi đến quyết định phải điều chỉnh, NHNN vẫn còn rất nhiều những biện pháp, giải pháp để thực hiện việc đảm bảo ổn định tỷ giá, ví dụ như can thiệp thị trường, trấn an tâm lý, khống chế hiện tượng “đô la hóa” hay kiểm soát tốt thị trường vàng để tránh sự thông, liên đới.
TS. Cấn Văn Lực, Hàm Phó TGĐ, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ, Ngân hàng BIDV
Liên quan đến yêu cầu “NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn tài chính tiền tệ quốc gia” mà Chính phủ đã đưa ra mới đây - một thông tin được cho là sẽ có những tác động bất lợi tới thị trường ngoại hối, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận: “đây là yêu cầu của Chính phủ để nghiên cứu, còn có khả thi hay không thì cần phải xem xét, phân tích kỹ những hơn thiệt trước khi có thể đưa ra quyết sách chính thức”.
Giải thích rõ hơn, TS. Lực cho biết, Quỹ dự trữ ngoại hối là “khiên chắn rủi ro”. Về cơ bản, Quỹ được dùngđể xử lý các tình huống cấp bách, bất thường; là nguồn vốn để xử lý các giải pháp mang tính chất tạm thời và ngắn hạn.
“Chưa rõ việc ngân sách vay từ Quỹ này thì dùng đầu tư cho chi thường xuyên hay chi đầu tư phát triển. Chi tiêu thường xuyên không phải việc cấp bách, đâu tư cho phát triển cũng không phải việc cấp bách mà là đầu tư trung và dài hạn. Do đó, nếu đối chiếu mục tiêu của Quỹ dự trữ ngoại hối với chủ định dùng nó vào việc cho ngân sách vay là chưa đúng mục tiêu của Quỹ này”, vị chuyên gia bình luận.
Do đó, căn cứ mục tiêu của Quỹ thì nếu thực hiện như đề xuất là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, theo ông Lực, việc sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách vay cũng không đúng với thông lệ quốc tế.
“Nên để Quỹ dự trữ ngoại hối này được sử dụng đúng như mục tiêu của nó, cũng là theo thông lệ quốc tế”, ông kết luận.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Video: Cách dùng tiền để "mua" hạnh phúc[mecloud] HgcHEp9tvt[/mecloud]