+Aa-
    Zalo

    Từ chối cho người lao động nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

    (ĐS&PL) - Từ chối cho người lao động nghỉ không lương trong các trường hợp đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Người lao động được nghỉ không lương khi nào?

    Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:

    Thứ nhất: Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.

    Thứ hai: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động. Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:

    - Trường hợp thứ nhất: Phải thông báo với người sử dụng lao động.

    Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, email, tin nhắn,…

    - Trường hợp thứ hai: Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

    Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

    Từ chối cho người lao động nghỉ không lương trong các trường hợp đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ảnh minh họa

    Từ chối cho người lao động nghỉ không lương trong các trường hợp đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ảnh minh họa

    Từ chối cho người lao động nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.

    Nếu muốn nghỉ thêm hoặc không lương vì lý do khác thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ.

    Thời gian nghỉ không lương trong trường hợp thỏa thuận không bị pháp luật giới hạn, nhưng phải có sự đồng thuận giữa cả hai bên. Người sử dụng lao động có quyền từ chối thỏa thuận nghỉ không lương của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

    Nếu từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên tới 5.000.000 đồng.

    Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt với mức tiền gấp đôi.

    Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tu-choi-cho-nguoi-lao-ong-nghi-khong-luong-doanh-nghiep-co-bi-phat-a464945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan