+Aa-
    Zalo

    Từ 1/7/2024, những trường hợp nào sẽ bị giữ, thu hồi thẻ căn cước?

    (ĐS&PL) - Theo điều 29 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), thẻ căn cước sẽ bị giữ trong 2 trường hợp và thu hồi trong 3 trường hợp.

    Theo tờ An Ninh Thủ Đô, Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định, công dân bị thu hồi Thẻ căn cước trong 3 trường hợp: Bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Thẻ căn cước cấp sai quy định; Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.

    Bên cạnh đó, cá nhân sẽ bị giữ Thẻ căn cước trong 2 trường hợp: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

    tu 1 7 2024 nhung truong hop nao se bi giu thu hoi the can cuoc

    Từ 1/7/2024: Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ thẻ căn cước

    Khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì người bị giữ Thẻ căn cước được trả lại thẻ.

    Trong thời gian bị giữ Thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ cho phép người bị giữ thẻ sử dụng Thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

    Về thẩm quyền thu hồi, giữ Thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ trong cả 3 trường hợp bị thu hồi;

    Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền thu hồi Thẻ căn cước trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao thực hiện thu hồi Thẻ căn cước có trách nhiệm giao lại thẻ đã thu hồi cho cơ quan quản lý căn cước;

    Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành biện pháp tư pháp, cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền giữ Thẻ căn cước.

    Đặc biệt, theo Luật Căn cước 2023, các loại Chứng minh nhân dân (CMND) chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024.

    Từ năm 2025, những ai đang dùng CMND dù còn hạn cũng phải đổi sang Thẻ căn cước. CMND hết hạn trong khoảng thời gian từ 15/1/2024-30/6/2024 thì vẫn được sử dụng đến hết 30/6/2024.

    Người dùng CMND nên đi đổi sang thẻ Căn cước trong khoảng thời gian từ 1/7/2024 - 31/12/2024 để việc sử dụng giấy tờ tùy thân không bị gián đoạn.

    Cũng theo Luật Căn cước, các trường hợp phải đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 gồm: Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ Căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước;Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính; Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này; Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính; Xác lập lại số định danh cá nhân; Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước, theo Sức khoẻ & đời sống.

    Những trường hợp này, từ 1/7/2024 nếu không đi đổi, cấp lại Thẻ căn cước sẽ bị phạt hành chính.

    Thục Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-1-7-2024-nhung-truong-hop-nao-se-bi-giu-thu-hoi-the-can-cuoc-a604618.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan