+Aa-
    Zalo

    Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?

    (ĐS&PL) - Một trong những băn khoăn của thí sinh đối với phương án tuyển sinh của các trường ĐH từ 2025 là các tổ hợp xét tuyển có điều chỉnh so với những năm trước hay không.

    Từ 2025, các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?

    Trao đổi với VTC News, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực (HSA) 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.

    Ông Thảo cho biết thêm, câu hỏi đề thi HSA có khoảng 75% là trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn và 25% dạng điền đáp án.

    Từ năm 2025, ngân hàng đề thi bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cao.

    "Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực", ông Thảo nói.

    Ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM thông tin, năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực tiếp tục được thực hiện theo hướng phát triển ổn định, căn cứ trên nền tảng của giai đoạn trước.

    Kỳ thi sẽ tiếp tục được triển khai theo phương thức thi trắc nghiệm khách quan trên giấy, tổ chức đồng thời tại nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự. Cấu trúc đề thi được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Thí sinh thi đánh giá năng lực HSA 2025. Ảnh: VTC News

    Thí sinh thi đánh giá năng lực HSA 2025. Ảnh: VTC News

    Theo Sức khỏe & Đời sống mới đây, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 thông báo dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đầu vào hệ ĐH.

    Ngoài phương án tổ chức kỳ thi riêng, năm 2025, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

    Ưu điểm của các kỳ thi riêng này là tạo thêm cơ hội cho thí sinh trúng tuyển; đồng thời, cũng giúp các trường chủ động hơn trong việc lựa chọn sinh viên phù hợp.

    Thí sinh có nên lo lắng?

    Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 4 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.

    Bộ GD&ĐT dự kiến việc xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và 12 lên 50%.

    Trong công thức tính hiện nay, kết quả học bạ chiếm 30% và chỉ dùng điểm lớp 12; 70% còn lại dựa vào điểm các môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Đạt từ 5 trở lên, thí sinh đỗ tốt nghiệp.

    Dự kiến năm nay, để tổ chức thi đánh giá năng lực 2025 phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các trường ĐH điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong cấu trúc đề.

    Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới nhưng thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Ảnh minh họa

    Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới nhưng thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Ảnh minh họa 

    Một trong những băn khoăn của các thí sinh đối với phương án tuyển sinh của các trường ĐH từ năm 2025 đó là các tổ hợp xét tuyển liệu có điều chỉnh so với những năm trước hay không.

    Nêu quan điểm về vấn đề này, báo Đại đoàn kết dẫn lời ThS Lê Văn Hiển - Phó trưởng phụ trách Phòng Đào tạo (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng, điều này tùy thuộc vào từng trường.

    Tại Trường ĐH Luật TP.HCM, phương thức tuyển sinh năm 2025 sẽ không khác nhiều so với năm 2024. Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho thí sinh, nhà trường dự kiến đưa ra nhiều tổ hợp hơn theo chương trình mới bởi có em học môn này, có em học môn kia.

    "Tuy nhiên, học sinh cũng không nên lo lắng bởi mọi điều chỉnh đều theo chương trình mới các em đã học", ông Hiển cho hay.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/truong-h-ieu-chinh-phuong-an-tuyen-sinh-theo-chuong-trinh-moi-thi-sinh-can-quan-tam-gi-a466045.html
    Bằng đại học từ xa có giá trị không?

    Bằng đại học từ xa có giá trị không?

    Bằng đại học từ xa hoàn toàn có giá trị và được công nhận như bằng chính quy. Việc lựa chọn hình thức đào tạo nào phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bằng đại học từ xa có giá trị không?

    Bằng đại học từ xa có giá trị không?

    Bằng đại học từ xa hoàn toàn có giá trị và được công nhận như bằng chính quy. Việc lựa chọn hình thức đào tạo nào phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người.