(ĐSPL) – Một cựu giám đốc từng làm việc cho công ty viễn thông Trung Quốc China Mobile đã bị kết án tử hình vì hành vi tham nhũng.
|
Trung Quốc xét xử vụ tham nhũng tại công ty viễn thông China Mobile. |
Ye Bing, cựu tổng giám đốc bộ phận dịch vụ dữ liệu của công ty viễn thông China Mobile, đã bị kết án tử hình vì hành vi nhận hối lộ số tiền 50 triệu USD (hơn 1 nghìn tỷ đồng) trong khi Ma Li, phó giám đốc của bộ phận này, nhận án tù chung thân với số tiền tham nhũng 17 triệu USD.
Năm 2007, do tốc độ tăng trưởng chậm nên tập đoàn Telstra (TLS), một công ty của Australia, muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Sol Trujillo, lúc bấy giờ là chủ tịch của TLS, đã cân nhắc đến việc mua China Mobile và Sharp Point, hai nhà cung cấp dịch vụ nhạc chuông và tải nhạc cho China Mobile. Ông rất am hiểu về thị trường mạng không dây toàn cầu nhưng thiếu kinh nghiệm ở thị trường Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, Trujillo hy vọng thị trường Trung Quốc có thể mang về lợi nhuận khoảng 938 triệu USD cho TLS năm 2013.
|
Một quan tham bị tuyên án tử hình vì tội tham nhũng (Ảnh China Daily) |
Wang Leilei, giám đốc điều hành của công ty TOM Online từ tháng 9/2003 đến tháng 9/2008, là người quản lý China Mobile và Sharp Point. Wang đã sắp xếp cho Ma gặp gỡ đại diện công ty TLS vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Trong hai buổi gặp, Ma khẳng định rằng lĩnh vực dịch vụ dữ liệu của China Mobile rất có triển vọng và cam kết sẽ “quan tâm” đến China M và Sharp Point.
Được biết, 369 triệu người sử dụng các sản phẩm của China Mobile năm 2007. Đây là công ty thống lĩnh thị trường viễn thông ở Trung Quốc, mang về 91,6 tỷ nhân dân tệ (14,78 tỷ USD) thu nhập mỗi năm.
TLS đã tin rằng lĩnh vực này rất có triển vọng qua mô tả của Ma Li. Tháng 2/2009, TLS thông báo họ đã dùng 194 triệu USD để mua 67\% cổ phần ở cả China M và Sharp Point.
Năm 2011, Wang đã bị bắt giữ trong một cuộc điều tra tham nhũng năm 2011.
Sau khi Wang rời công ty China M và Sharp Point, doanh số bán hàng của hai công ty giảm mạnh. Doanh số bán hàng tại Sharp Point đã giảm từ 39,5 triệu USD năm 2009 xuống 12,7 triệu USD năm 2010.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-tu-hinh-cuu-giam-doc-vien-thong-tham-nhung-a29171.html