+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để thực hiện chiến lược “hải quân hóa tàu chấp pháp biển”, Trung Quốc đã và đang ráo riết biến tàu hải quân thành tàu hải giám, ngư chính.

    Để thực hiện chiến lược “hải quân hóa tàu chấp pháp biển”, Trung Quốc đã và đang ráo riết biến tàu hải quân thành tàu hải giám, ngư chính.
    Trong lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc liên tục xuất hiện các tàu hải giám và ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn.
    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám

    Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân như thế này thành tàu hải giám hoặc ngư chính.

    Chỉ tính riêng trong quý 4/2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?
    Chiến lược “hải quân hóa tàu chấp pháp biển” của Trung Quốc
    Các tàu này đều có số hiệu 3 chữ số như: Hải giám 110, Hải giám 111, Hải giám 112, Hải giám 137, Hải giám 168, Ngư chính 206… với lượng giãn nước hàng nghìn tấn.
    Nhiều người thắc mắc: Làm sao trong một thời gian ngắn như vậy mà Trung Quốc lại đóng được nhiều tàu với lượng giãn nước lớn đến thế?
    Lần theo nguồn gốc của các tàu này người ta không khỏi giật mình vì  tất cả những tàu đó đều là tàu hải quân Trung Quốc vừa hoán đổi chức năng.
    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám

    Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168

    Đầu tháng 12/2012, Tổng đội hải giám Bắc Hải đã tiếp nhận 2 tàu hải giám có tải trọng hàng nghìn tấn là tàu Hải giám 111 và Hải giám 112. Hải giám 111 nguyên là tàu Hải Băng 723 thuộc lớp tàu phá băng thế hệ thứ nhất của Trung Quốc. Tàu Hải giám 112 nguyên là một tàu hải quân thực thụ, thuộc chủng loại tàu quét/rải lôi mang số hiệu 814 Liêu Ninh. Đây chính là kẻ xấu số bị lấy mất tên trao cho tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc.
    Trước đó khoảng một tháng (ngày 14/11/2012), lực lượng Hải giám Trung Quốc còn tiếp nhận một loạt tàu kéo hải quân chuyển loại là các tàu Bắc Đà 710, Đông Đà 830, Nam Đà 154 được “biến hóa” thành tàu chấp pháp với cái tên Hải giám 110, Hải giám 137, Hải giám 167, đồng thời Hạm đội Nam Hải cũng đã hoàn tất chuyển giao tàu thăm dò, đo đạc hải dương Nam Điều 411 và tàu 852 Hải Vương Tinh cho lực lượng hải giám Trung Quốc để hoán đổi thành tàu Hải giám 168 và Hải giám 169.
    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám

    Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110

    Tờ “Nam Kinh nhật báo” đưa tin vào ngày 26/9/2012, Hạm đội Đông Hải đã chính thức bàn giao tàu khu trục tên lửa thế hệ đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 131 Nam Kinh cho lực lượng chấp pháp biển. Trên trang mạng “Người quan sát” của Trung Quốc ngày 3/12/2012 cũng xác nhận rằng hiện các tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh, tàu vận tải Nam Vận 830 và tàu thăm dò, đo đạc hải dương Đông Trắc 226 cũng đã được chuyển giao sang cho lực lượng hải giám để “tân trang” thành tàu chấp pháp biển. Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051) cũng sắp được bàn giao cho lực lượng hải giám.
    Tàu ngư chính âm thầm triển khai
    Theo “Hoàn Cầu thời báo”, ngày 11/12/2012, Trung tâm chỉ huy Ngư chính-Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành lễ tiếp nhận tàu Ngư chính 206 vào trong biên chế của Phân cục ngư chính Đông Hải. Tàu này đã chính thức trở thành tàu Ngư chính lớn nhất Trung Quốc với lượng giãn nước 5.872 tấn, chiều dài 129,82m, rộng 17m. Tiền thân của nó chính là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 Lý Tứ Quang (trước đây là Hải Dương 18), nguyên trực thuộc Hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến.
    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám

    Tàu ngư chính 206 nguyên là tàu điều tra hải dương 871 Lý Tứ Quang 5.872 tấn.

    Đầu tháng 7/2012, trên các trang mạng Trung Quốc rộ lên thông tin con tàu này bị chìm ở gần khu vực Hoàng Sa, sau đó 2 ngày tất cả các trang báo Hoa ngữ đều dỡ bỏ thông tin này. Sự việc này hoàn toàn là có cơ sở, có thể sau khi bị chìm, trang thiết bị quan trắc, đo đạc và hệ thống điện, điện tử của tàu bị hư hỏng, không còn thích hợp cho nhiệm vụ điều tra hải dương nên nó đã được âm thầm điều động sang biên chế của Trung tâm chỉ huy Ngư chính - Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và sau khi hoàn tất công tác đại tu, “mông má” trở thành tàu Ngư chính 206.
    Trên các trang mạng Trung Quốc có 1 bức ảnh chụp tàu Ngư chính 206 vừa sơn sửa lại xong, bên cạnh còn có 1 tàu hải quân của hạm đội Nam Hải mang tên Nam Bác 952. Rất có khả năng, nối gót Ngư chính 206, tàu này cũng được hoán cải thành một tàu ngư chính.
    Trước đây, tàu Nam Cứu 503 trực thuộc hạm đội Nam Hải cũng đã được Trung Quốc phù phép biến thành tàu Ngư chính 311 có lượng giãn nước 4.500 tấn.
    Trung Quốc “phù phép” tàu hải quân thành tàu hải giám
    Tàu Nam Cứu 503 trực thuộc hạm đội Nam Hải cũng đã được Trung Quốc "phù phép" biến thành tàu Ngư chính 311 có lượng giãn nước 4.500 tấn.
    Để nhanh chóng tăng cường số lượng và chất lượng các tàu chấp pháp biển, hiện nay Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược nguy hiểm là hoán cải các tàu hải quân cũ thành tàu hải giám và ngư chính. Tất cả các tàu này đều có lượng giãn nước hàng nghìn tấn, có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, lại còn tiềm ẩn khả năng trang bị vũ khí giúp các tàu chấp pháp Trung Quốc có khả năng tranh chấp cả với tàu hải quân của các nước trong khu vực. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” trong chiến lược tranh bá đại dương của Trung Quốc. Trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển, lực lượng này sẽ tung ra quả đấm bất ngờ.
    (Trong vụ giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đã tung cả tàu quân sự lẫn "tàu quân sự trá hình" đội lốt tàu chấp pháp biển để đâm tàu Cảnh sát biển Việt Nam-ĐSPL).
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-phu-phep-tau-hai-quan-thanh-tau-hai-giam-a32381.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan