+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc: Du khách thích thú trước cảnh tàu điện chạy xuyên tòa chung cư

    (ĐS&PL) - Hàng nghìn du khách thích thú đứng dưới nhà ga Liziba, quận Yuzhong, thành phố Trùng Khánh để quay lại hình ảnh đoàn tàu điện đi vào tòa nhà 19 tầng tại đây.

    Trùng Khánh là đô thị sầm uất bậc nhất Trung Quốc, nằm ở phía Tây Nam nước này, trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, hiện là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Nơi đây được xem như một đô thị phát triển bậc nhất đất nước tỷ dân cả về giao thông lẫn các công trình công cộng.

    Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên của những danh thắng nổi tiếng như Hồng Nhai Động, công viên địa chất Wulong hay hẻm núi Cù Đường xuất hiện trên tờ 20 NDT, Trùng Khánh còn có đặc sản đặc biệt là hệ thống giao thông phức tạp tới khó tin.

    Do địa hình núi cao sườn dốc nên việc xây dựng hệ thống đường sắt phù hợp được xem là thách thức với chính quyền thành phố. Giải pháp đặt ra là xây đường ray tàu hỏa chạy qua tòa nhà, thay vì đi vòng quanh công trình, hoặc buộc phải phá hủy để nhường lối cho công trình công cộng.

    du-khach-thich-thu-quay-canh-tau-dien-dam-toa-nha---ngoi-sao.mp4

    Từ sáng sớm, hàng nghìn du khách đã đứng phía dưới nhà ga Liziba, quận Yuzhong, thành phố Trùng Khánh để quay lại những khoảnh khắc đặc biệt. Nhà ga này đã đi vào hoạt động từ năm 2004 và trở nên quen thuộc với người dân địa phương.

    Tuy nhiên, vài năm gần đây, khi bắt đầu nổi tiếng trên các mạng xã hội, địa danh này trở thành tọa độ check in không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài Trung Quốc khi đến Trùng Khánh.

    Theo thiết kế, đường ray tàu điện tuyến Line 2 khi tới ga Liziba sẽ đi xuyên qua tòa nhà ở khoảng không gian giữa tầng 6 và 8. Đây là thiết kế ban đầu của công trình do địa hình Trùng Khánh đặc biệt, các tòa nhà xây dựng trên núi cao và sườn dốc.

    Đoạn đường ray dài 132 mét, đứng trên 6 cột trụ. Khoảng cách giữa cột trụ và sàn tòa nhà chỉ 20 cm nhưng hoàn toàn không gây ra âm thanh ồn ào hay rung lắc. Theo nghiên cứu, tàu chỉ phát ra âm thanh 75,8 decibel và độ rung chỉ tương đương chiếc máy rửa bát thông thường, yên tĩnh hơn nhiều tuyến đường sắt trên thế giới.

    Tòa chung cư này cao 19 tầng, ở các tầng trên và dưới, người dân vẫn sinh hoạt bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều. Thậm chí, họ còn cảm thấy thích thú vì nơi mình sinh sống trở thành điểm du lịch yêu thích.

    Và mỗi ngày, lượng khách tới đây quay video, chụp hình đông không kém dịp lễ tết. Nhiều người trong số đó là khách phương xa, muốn tận mắt chứng kiến cảnh "đoàn tàu lao thẳng vào tòa cao ốc" nên không quản ngại đường sá.

    Một khách du lịch tại đây cho biết, "Tôi từng xem các video trên mạng và thấy rất hiếu kỳ. Nhân cơ hội tới Trùng Khánh lần này, tôi cùng nhóm bạn sớm bắt xe ra đây, tiện thể ghi hình luôn".

    trung quoc du khach thich thu truoc canh tau dien chay xuyen toa chung cu 3gif
    Du khách thích thú trước cảnh tàu điện chạy xuyên tòa chung cư.

    Không chỉ ban ngày, buổi tối, khung cảnh đoàn tàu chậm rãi lăn bánh xuyên qua tòa nhà cao tầng dưới ánh đèn cũng rất nổi bật và thu hút. Du khách có thể tới đây từ sáng tới tối, thông thường tàu chạy từ 5h tới 22h. Bạn cũng có thể lên tàu để trải nghiệm cảm giác "đâm vào tòa nhà" thay vì đứng dưới quay phim.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-du-khach-thich-thu-truoc-canh-tau-dien-chay-xuyen-toa-chung-cu-a588341.html
    Người Trung Quốc xưa làm gì để tránh lũ lụt?

    Người Trung Quốc xưa làm gì để tránh lũ lụt?

    Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số ống thoát nước bằng gốm tại một địa điểm thời kỳ đồ đá mới của Văn hóa Long Sơn có niên đại hơn 4.000 năm và tin rằng chúng tạo thành hệ thống thoát nước đô thị sớm nhất và hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Người Trung Quốc xưa làm gì để tránh lũ lụt?

    Người Trung Quốc xưa làm gì để tránh lũ lụt?

    Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số ống thoát nước bằng gốm tại một địa điểm thời kỳ đồ đá mới của Văn hóa Long Sơn có niên đại hơn 4.000 năm và tin rằng chúng tạo thành hệ thống thoát nước đô thị sớm nhất và hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc.