+Aa-
    Zalo

    Trời rét đậm, tắm cho trẻ như thế nào để tránh cảm lạnh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời tiết rét buốt, khi tắm cho trẻ các mẹ cần lưu ý nên tắm đúng cách, đúng thời điểm để tránh gây các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh cho trẻ.

    Thời tiết rét buốt, khi tắm cho trẻ các mẹ cần lưu ý nên tắm đúng cách, đúng thời điểm để tránh gây các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh cho trẻ.

    Nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C, cái rét bao trùm toàn khu vực miền Bắc, nhiều phụ huynh lo lắng đến sức khỏe các con, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Rất nhiều mẹ thắc mắc, trong những ngày lạnh buốt như thế này có nên tắm cho con hay không, và tắm như thế nào để con vừa sạch sẽ vừa đảm bảo sức khỏe không bị cảm lạnh, ho, sổ mũi...

    Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, vào những ngày rét đậm này, vấn đề hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là dễ viêm nhiễm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, mắc tiêu chảy mùa đông, và thời gian tới sẽ là dịch sởi. Vì thế, bố mẹ cần giữ ấm cho bé, tăng cường chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng để trẻ nâng cao sức đề kháng, vượt qua thời tiết khắc nghiệt.

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: Những ngày trời lạnh, không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ, chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần là đủ. Những ngày không tắm, mẹ có thể dùng khăn ấm vệ sinh nách, bẹn, phần phụ để trẻ sạch sẽ.

    Tuy thời tiết mùa đông lúc nào cũng rét, nhưng trong ngày có những khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất, và các mẹ nên “chớp” lấy để tắm cho con.

    - Buổi sáng tốt nhất là vào khoảng 10 giờ đến 10 giờ 30.

    - Buổi chiều từ 13 giờ tới 16 giờ.

    Để giữ ấm cho trẻ trong ngày lạnh nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ các mẹ cần lưu ý:

    - Tuyệt đối tránh tắm cho con vào buổi trưa (khoảng 11h-13h), và buổi sáng sớm, chiều tối vì trẻ dễ bị cảm lạnh, hoặc bị lạnh ngấm sâu vào cơ thể mà sinh ốm.

    - Cần đảm bảo phòng tắm trẻ kín gió, đủ ấm. Nên tăng cường đèn sưởi, thậm chí có điều hòa hai chiều nâng nhiệt độ cao, ấm phòng mới tắm cho bé sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

    - Trước khi tắm cho trẻ phải chuẩn bị đầy đủ: Khăn ấm để lau người và ủ ấm cho trẻ ngay khi vừa tắm xong; quần áo, khăn, tất chân, tay của trẻ nên được sưởi ấm trước khi mặc.

    - Nước tắm của trẻ phải ấm vừa đủ, khoảng 37 độ, cha mẹ có thể tự kiểm tra bằng cách nhúng khuỷu tay vào nước. Lấy nước đủ để làm ngập toàn thân trẻ, tuyệt đối không tắm “khô”, lau người từng phần như quan niệm truyền thống của nhiều người. Vì khi cơ thể ngập trong nước ấm, trẻ sẽ được giữ ấm, còn hở phần da nào lên trên mặt nước trẻ sẽ bị lạnh. Đã tắm, hãy mạnh dạn thả trẻ người trẻ ngập trong nước ấm, tắm nhanh trẻ sẽ không bị lạnh.

    - Khi tắm xong, nhanh chóng ủ người trẻ trong khăn tắm dày đã được hơ qua máy sưởi, dùng tay bóp nhẹ, nhanh cơ thể trẻ để thấm nước, theo nguyên tắc từ trên xuống dưới.

    - Sau khi lau khô phần thân trên, nhanh chóng mặc áo cho trẻ. Chú ý khi mặc áo, vẫn để khăn phủ ngực cho đến khi đóng được hoàn toàn các cúc áo để giữ ấm ngực trẻ. Trong khi mặc áo cho trẻ ở phía trên thì phía dưới vẫn phải quấn ủ chăn ấm. Sau khi mặc xong áo ấm mới đóng bỉm, mặc quần.

    - Sau khi mặc quần áo cho bé xong, mẹ ôm bé vào lòng và cho bé bú mẹ để bé có thể sưởi ấm bằng hơi ấm cơ thể người mẹ.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/troi-ret-dam-tam-cho-tre-nhu-the-nao-de-tranh-cam-lanh-a218287.html
    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm

    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm

    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm, nhưng khi lớn lên lại kết hôn muộn và luôn cố trì hoãn việc làm cha mẹ... đã đến lúc nên xem xét lại định nghĩa về tuổi vị thành niên.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm

    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm

    Trẻ em ngày càng dậy thì sớm, nhưng khi lớn lên lại kết hôn muộn và luôn cố trì hoãn việc làm cha mẹ... đã đến lúc nên xem xét lại định nghĩa về tuổi vị thành niên.