(ĐSPL) - Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn trực thuộc Đại học Johns Hopkins ngày 20/10 đưa tin Triều Tiên được cho là đã sở hữu loại tàu ngầm mới thông qua phân tích các bức ảnh chụp từ vệ tinh căn cứ tàu ngầm và nhà máy đóng tàu của Triều Tiên.
Theo đánh giá các hình ảnh vệ tinh từ năm 2010 trở lại đây, tàu ngầm mới này được neo đậu tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Nhà máy đóng tàu Sinpo Nam trên bờ biển phía Đông Bắc của Triều Tiên.
|
Ảnh chụp vệ tinh ngày 24/7 cho thấy có một tàu ngầm neo tại xưởng đóng tàu Nam Sinpo. |
“Tàu ngầm mới được xác định có chiều dài khoảng 67m và bề ngang 6,6m, tháp chỉ huy nằm giữa tàu và không thấy có máy lặn. Kích thước này cho thấy tàu trọng tải khoảng 900-1.500 tấn.''
Nhà máy đóng tàu này là cơ sở chính chế tạo tàu ngầm của Triều Tiên và trụ sở của Viện Nghiên cứu Hàng hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng, theo đó có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các tàu hải quân và tàu ngầm, các vũ khí và tên lửa của hải quân.
Giới chuyên gia Mỹ hiện chưa xác định nguồn gốc của chiếc tàu ngầm mới. Tàu ngầm của Triều Tiên trông giống tàu ngầm tuần tra lớp lada hoặc kilo của Nga. Chiếc tàu này cũng được cho là có kích thước và kiểu dáng tương tự như tàu ngầm lớp sava và heroj của Nam Tư trước đây.
Tính đến tháng 4/2014, Triều Tiên sở hữu 78 tàu ngầm, nhiều hơn 4 chiếc so với hải quân Mỹ và 9 chiếc so với hải quân Trung Quốc, trở thành quốc gia có nhiều tàu ngầm nhất trên thế giới.
Đa số các tàu ngầm của Triều Tiên đều hoạt động, kém hiệu quả. Tuy nhiên nếu tàu ngầm Triều Tiên lặn sâu khoảng 200 m, các thiết bị dò ngầm của Hàn Quốc trở nên vô dụng. Do vậy, khoảng 60 tàu ngầm của Triều Tiên có khả năng phóng ngư lôi nên chúng vẫn là mối nguy tiềm ẩn của Hải quân Hàn Quốc.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-co-kha-nang-so-huu-tau-ngam-kieu-moi-a56409.html