+Aa-
    Zalo

    Trẻ sống ở chùa Bồ Đề thiệt thòi gì so với trẻ bình thường?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – "Những đứa trẻ từ khi ra đời đã không được bao bọc, che chở, đến khi biết nhận thức thì chúng đã bị sang chấn về tinh thần, và có thể bị dị tật tâm lý", TS Trịnh Hòa Bình nói về những trẻ em được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.

    (ĐSPL) – Những đứa trẻ từ khi ra đời đã không được bao bọc, che chở, đến khi biết nhận thức thì chúng đã bị sang chấn về tinh thần, và có thể bị dị tật tâm lý…

    PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) đã khẳng định như vậy khi nhắc đến trường hợp của những đứa trẻ bị bỏ rơi đã và đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề (Long Biên – Hà Nội), ngôi chùa liên quan đến nghi án mua bán trẻ em gây xôn xao dư luận.

    Trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề: Dễ bị những sang chấn về tinh thần

    PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).

    Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước nghi án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề - một ngôi chùa vốn được biết đến như thiên đường của những đứa trẻ bị bỏ rơi.

    Trong chuyện này, có lẽ những người thiệt thòi và đau khổ nhất, chính là những thân phận nhỏ bé bị bỏ rơi.

    Nhìn nhận về những thân phận mong manh ấy, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, tất cả những đứa trẻ sinh ra xong bị bỏ rơi đều nằm trong những cảnh huống trớ trêu, không được chính người thân của mình thừa nhận, vì một lý do nào đó mà bị vứt bỏ không thương tiếc.

    “Những đứa trẻ từ khi ra đời đã không được bao bọc, che chở, đến khi biết nhận thức thì chúng đã bị sang chấn về tinh thần, và còn có thể bị dị tật tâm lý hay phải chịu những vết thương về cả tinh thần và thể chất. Nói chung, xuất phát điểm của chúng rất thấp” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

    Ông Trịnh Hòa Bình cũng cho rằng, bất cứ trung tâm nào, hay nhà chùa nào đón nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng thì chúng cũng không bao giờ được hưởng một chế độ dinh dưỡng tốt, hay có được một sự dạy dỗ, chế độ chăm sóc toàn vẹn được.

    Trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề: Dễ bị những sang chấn về tinh thần

    Những đứa trẻ bị bỏ rơi khi biết nhận thức rất dễ phải chịu những sang chấn về tinh thần.

    “Những thông tin gần đây có nói rằng ở chùa Bồ Đề chỉ cho trẻ bị bỏ rơi ăn bữa cơm 1000 đồng. Thông tin này chính xác đến đâu ta khoan hãy nói đến, nhưng tôi khẳng định rằng, nếu không phải là 1000 đồng, thì chắc chắn cũng chỉ vài nghìn đồng thôi, nói chúng là chất lượng bữa ăn của chúng rất thấp kém” – ông Bình cho hay.

    Bên cạnh đó, một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của những đứa trẻ bị bỏ rơi là những người trực tiếp chăm sóc chúng lại hầu như là những người không có chuyên môn, tay nghề, không được đào tạo một cách bài bản, đàng hoàng.

    “Thông qua nghi án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, chúng ta không thể dựa vào đây để đánh giá người này người kia, nhưng chắc chắn, những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ ở những ngồi chùa hay ở các trung tâm bảo trợ xã hội, không phải ai cũng có tấm lòng.

    Những đứa trẻ có xuất thân không bình thường lại được nuôi dưỡng trong một điều kiện không bình thường, khi sinh ra chịu phải chịu sự ghẻ lạnh của ai đó thì đến lúc lớn lên, chúng cũng sẽ ghẻ lạnh, hằn học với người khác” – ông Bình phân tích.

    Bên cạnh đó, những đứa trẻ bị bỏ rơi luôn cúi gục trước cuộc sống, tâm lý có thể bất mãn, ảm đạm, có tâm trạng nô lệ, nặng về van lơn, lúc nào cũng trĩu nặng bởi tư tưởng chịu ơn. Đây là những thứ trạng thái tâm lý tiêu cực, không có chút nào tích cực hướng về phía trước. Thậm chí, hệ thống ngôn ngữ của chúng không có điều kiện để phát triển, sự trang bị các kiến thức cần thiết đều rất thưa vắng, ít ỏi, bởi chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng cũng không có trình độ.

    Tất cả những đứa trẻ vô thừa nhận đươc chùa nuôi thì không thể trách được nhà chùa, nếu nói thì chỉ nói đến hệ thống luật pháp của chúng ta có lỗ hổng, không chặt chẽ. Trong quá trình vận hành các trung tâm này, trung tâm kia đã tạo điều kiện cho các cá nhân trục lợi, kiếm tiền, thậm chí là mua bán trẻ em. Đối với những cá thể lợi dụng sứ mệnh của nhà chùa để trục lợi, khi ấy sẽ họ trở thành tội phạm và phải đối diện với pháp luật” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

    Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội cũng nhấn mạnh: “Chắc chắn sau khi ra ngoài đời, những đứa trẻ này sẽ có mặc cảm với cuộc sống, thậm chí, nhiều đưa trẻ sống bất cần, tìm cách trả thù đời, hay trở thành các “đàn anh, đàn chị”… Tất nhiên, cũng có những đứa trẻ luôn tiềm ẩn, manh nha một tài năng, nhưng rồi chúng cũng sớm bị dập vùi trong bối cảnh nhạt nhòa kiểu đó, và có những tấm gương vượt khó thành công chắc chắc cũng sẽ rất ít, bởi chúng còn phải trầy trật lắm mới vươn lên được mức sống bình thường”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-song-o-chua-bo-de-thiet-thoi-gi-so-voi-tre-binh-thuong-a45618.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cháu nhỏ chùa Bồ Đề trước nguy cơ tử vong

    Cháu nhỏ chùa Bồ Đề trước nguy cơ tử vong

    (ĐSPL)– Nếu tiếp tục sống trong điều khiện thiếu thốn tại khu nhà mở của chùa Bồ Đề- nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em, và không được chăm sóc đặc biệt, rất có thể bé Kiều Tâm Anh có nguy cơ tử vong.