+Aa-
    Zalo

    Trẻ hay phun, nhè thức ăn phải làm sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ nhè, phun thức ăn phèo phèo là một trong những “cơn ác mộng” lớn nhất của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ.

    Trẻ nhè, phun thức ăn phèo phèo là một trong những “cơn ác mộng” lớn nhất của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân “tại sao trẻ hay nhè thức ăn?”, bố mẹ sẽ tìm ra phương pháp phù hợp để sớm chấm dứt tình trạng này.

    Tại sao trẻ phun, nhè thức ăn?

    Hiện tượng trẻ phun nhè thức ăn dường như đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong những câu chuyện “than thở” của bố mẹ về những bữa ăn của con, đặc biệt là với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm.

    Nguyên nhân chủ yếu là do phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những vật thể lạ (cụ thể là thức ăn) đi vào cơ thể. Hay nói cách khác, cơ thể trẻ đang “dè chừng” với những thức ăn mới lạ. Đó chính là nguyên nhân tại sao mỗi lần mẹ “giới thiệu” những đồ ăn mới, bé thường không chịu ăn ngay mà sẽ ngửi “thăm dò”, nhè ra hoặc cầm chơi, ném, nếm thử,…

    Nhè thức ăn là phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ trước những thức ăn mới lạ

    Ngoài ra, hiện tượng trẻ ăn cứ nhè ra còn có thể do thức ăn không phù hợp với khả năng nhai của trẻ, đồ ăn quá cứng, khó ăn hoặc trẻ đã ăn no hoặc trẻ không có cảm giác thèm ăn. Hoặc cũng có thể do trẻ muốn ăn thứ khác mà đồ ăn trong miệng vẫn chưa nuốt nên trẻ nhè cơm ra để tiếp tục ăn.

    Phải làm sao khi trẻ thường xuyên phun, nhè thức ăn?

    Kiên nhẫn cho trẻ thời gian để làm quen, đừng cố ép trẻ ăn bằng mọi giá. Nếu bố mẹ cứ giục trẻ ăn hoặc ép đút vào miệng trẻ một thìa đầy thức ăn thì con sẽ không kịp nhai và nhè ra. Lâu dần sẽ hình thành tâm lý sợ và chán ăn khiến tình trạng phun thức ăn càng nặng hơn.

    Khi mới bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể cảm thấy hứng thú và ăn thun thút trong 1-2 ngày đầu nhưng những ngày sau, trẻ đã “thay đổi 360 độ”, trẻ ăn cứ nhè ra. Đừng vội vã, mẹ hãy cho trẻ thời gian và cơ hội! Mẹ hãy thử bắt đầu với những món ăn đơn giản từ rau củ quả như súp bí ngô, súp cà rốt, cháo rau củ,… cho đến khi có một món nào đó trẻ chấp nhận. Ở giai đoạn ăn dặm, trẻ chỉ tập làm quen với thức ăn mới, sữa mẹ vẫn là thức ăn chính cho nên mẹ không phải quá lo lắng nhé!

    Nếu bé vẫn kiên quyết từ chối mọi món ăn mẹ thử, mẹ hãy cho bé dừng ăn dặm trong 1 tuần, sau đó hẵng ăn thử lại. Mỗi bữa chỉ cần cho bé ăn 1-2 thìa, mỗi ngày 1-2 bữa. Điều quan trọng nhất mẹ cần làm là cung cấp để dinh dưỡng cho cơ thể nhằm đảm bảo nguồn sữa mẹ “đủ chất và đủ lượng” cho bé.

    Bố mẹ không nên ép trẻ ăn bằng mọi giá

    Nếu trong quá trình ăn dặm, bé từ chối ăn một thực phẩm nào đó, chẳng hạn như cà rốt, mẹ đừng nản chí, hãy tiếp tục cho trẻ làm quen với cà rốt trong những bữa tiếp theo. Chỉ là bé đang “làm quen” với cà rốt chứ không phải bé không thích cà rốt. Cho nên mẹ đừng dại mà loại bỏ cà rốt ra khỏi thực đơn của bé, vừa khiến con ăn uống không đa dạng vừa hình thành cho con “tật xấu” kén ăn sau này. Mẹ hãy biến tấu nguyên liệu một chút cho phong phú, thay vì chỉ “đơn điệu” mỗi món cháo cà rốt, mẹ hãy cho bé thử với cà rốt luộc, súp cà rốt, cà rốt xay cùng thịt,… Chỉ cần mẹ thay đổi xíu xiu trong cách chế biến nhưng sẽ giúp bé được nếm nhiều mùi vị khác nhau, giúp kích thích vị giác hơn. Bé có thể phải nếm thử đến hơn 10 lần cho tới khi chấp nhận một món ăn mới.

    Ngoài ra mẹ cần lưu ý trong quá trình ăn dặm, nếu bé hay nhè thức ăn, từ chối một vài loại thức ăn nào đó, mẹ có thể tạm dừng món ăn đó nhưng đừng đưa món ăn mà bé thích ra để thay thế vì sợ bé đói. Điều này có thể sẽ dễ khiến trẻ có xu hướng từ chối món mới để được ăn những món quen thuộc, khiến bé không đa dạng khẩu vị, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị thiếu chất do chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng.

    Bổ sung vi chất giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe

    Để giúp trẻ hứng thú với thức ăn hơn và cảm giác ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu, mẹ đừng quên nhờ đến sự trợ giúp của các thành phần acid amin và khoáng chất như kẽm, lysine, taurine, vitamin nhóm B,… Nếu mẹ đang tự hỏi phải làm sao để bổ sung các thành phần vi chất này một cách đơn giản nhất thì cốm NutriBaby chính là một “đáp án” hoàn hảo.

    Cốm NutriBaby - Giải pháp ưu việt giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu

    Với sự kết hợp hoàn hảo giữa nhóm kháng thể tự nhiên Hoàng Kỳ, Diếp Cá, Hoài Sơn và nhóm vi chất Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine,… cốm NutriBaby mang đến "bộ đôi" tác dụng: nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng đường tiêu hóa cho trẻ.

    • Giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, giúp trẻ ăn phát triển cơ thể khỏe mạnh.

    • Hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa: viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là đối với các bé có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.

    “Người bạn đồng hành” cốm NutriBaby sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị “hành trang” sức khỏe tốt nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, giúp bố mẹ “giải phóng” nỗi lo con biếng ăn, con chậm tăng cân, bớt thấp thỏm lo âu về sức khỏe đường hô hấp của trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa hay trong mỗi chuyến đi chơi xa,…

    Nếu mẹ bé đang gặp khó khăn trên hành trình chăm con hay bé nhà mình đang gặp vấn đề về sức khỏe đừng ngần ngại gọi lên tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được tư vấn của chuyên gia NutriBaby

    BẠN MUỐN ĐẶT MUA? BẤM VÀO ĐÂY! Để được nhận hàng tận nơi và thanh toán ngay tại nhà,FREESHIP toàn quốc với COMBO 3 HỘP.

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-hay-phun-nhe-thuc-an-phai-lam-sao-a253062.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan