+Aa-
    Zalo

    Trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sắp đạt đỉnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Tài chính đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trái phiếu đáo hạn sắp đạt đỉnh giai đoạn 2023 - 2024.

    Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 153 năm 2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

    trai phieu doanh nghiep dao han sap dat dinh dspl
    Ảnh minh họa.

    Cụ thể, Bộ Tài chính trình Chính phủ hoãn thực hiện quy định tại Nghị định số 65 về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm; kéo dài thời gian với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm, đề xuất cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành,..

    Góp ý cho dự thảo của Bộ Tài chính về đề xuất sửa đổi xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm, Bộ KH&ĐT đánh giá quy định này là cần thiết và đề nghị bổ sung thêm thông tin số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả các điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

    Tuy nhiên, Bộ này cũng đề nghị bổ sung thêm thông tin số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả các điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả các điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhưng chưa đáp ứng được quy định về thời gian danh mục nắm giữ 180 ngày.

    Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng có ý kiến đối với quy định cho phép kéo dài kỳ hạn của trái phiếu với đề nghị bổ sung cơ sở xác định thời gian gia hạn kỳ hạn của trái phiếu không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

    Giải trình lại, Bộ Tài chính cho rằng, việc cho phép gia hạn tối đa 2 năm sẽ giúp phân tán khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào năm 2023-2024. Được biết, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 và 2024 lên tới khoảng 790.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa khối lượng trái phiếu đang lưu hành.

    Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn thanh toán thì có thể thỏa thuận với nhà đầu tư để gia hạn sang 2025-2026 để qua giai đoạn đỉnh nợ hoặc đàm phán để giãn, hoãn hoặc thay đổi một số điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

    “Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giai đoạn tới kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, theo đó đến giai đoạn 2025-2026 doanh nghiệp sẽ cơ bản giải quyết được các khó khăn về thanh khoản và cơ cấu nợ”, Bộ Tài chính cho biết.

    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhất trí việc ngưng hiệu lực thi hành trong vòng 1 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư; xếp hạng tín nhiệm bắt buộc; giảm thời gian phân phối trái phiếu.

    Liên quan đến việc này, NHNN cũng đề nghị làm rõ quy định gia hạn trái phiếu là định hướng dài hạn hay mang tính tình thế. Doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư có được thỏa thuận kéo dài kỳ hạn trả lãi không. NHNN đề nghị đánh giá tác động đối với nhà đầu tư vì có thể tác động xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư không đồng ý thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trai-phieu-doanh-nghiep-dao-han-sap-dat-dinh-a563762.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan