+Aa-
    Zalo

    TPBank chuẩn bị bầu HĐQT nhiệm kỳ mới

    (ĐS&PL) - Tại ĐHĐCĐ lần này, TPBank sẽ tiến hành bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới (2023-2028).

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ thường niên 2023 cập nhật. Nội dung cơ bản tại Đại hội là bầu mới HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023. Thông tin trên được tờ Nhà đầu tư đăng tải.

    Theo đó, năm 2023 TPBank đặt mục tiêu: Tổng tài sản dự kiến tăng 7% lên 350.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 39% đạt 22.016 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 ước tăng 6% lên 306.960 tỷ đồng. Dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế lên 215.755 tỷ đồng, tăng 18%. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu ở mức dưới 2,2% và tỷ lệ an toàn vốn đạt 12,6%.

    Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 dự kiến đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Cũng theo nguồn tin, tại ĐHĐCĐ lần này, TPBank sẽ tiến hành bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới (2023-2028).

    tpbank bau hdqt nhiem ky moi 0
    Ảnh minh họa

    Theo báo Đại Đoàn Kết, số lượng thành viên dự kiến được bầu HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 là 6 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. 

    Cụ thể, danh sách ứng cử viên bầu cử vào HĐQT gồm ông Đỗ Minh Phú (hiện là Chủ tịch HĐQT); 3 Phó Chủ tịch HĐQT hiện tại là ông Lê Quang Tiến, ông Đỗ Anh Tú, ông Shuzo Shikata cùng với 2 thành viên mới là bà Nguyễn Thị Mai Sương và bà Võ Bích Hà (ứng cử Thành viên độc lập).

    Còn số lượng thành viên dự kiến được bầu vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 là 3 thành viên, trong đó số lượng thành viên chuyên trách ít nhất là 2 thành viên.

    Theo đó, bao gồm ứng cử viên mới là bà Nguyễn Thị Thu Hương cùng 2 thành viên cũ là ông Thái Duy Nghĩa và bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt.

    Bà Nguyễn Thị Mai Sương, 62 tuổi, từng có nhiều năm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng. Bà Sương từng là Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hà Nội (2009-2016) và Trưởng ban Hiệp Hội Ngân hàng (2016-2022), bà nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 7/2022 đến nay.

    Bà Võ Bích Hà, 56 tuổi, có 20 năm làm việc tại BIDV, từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Ban Quản lý đầu tư, Trưởng ban Ban Kiểm soát của ngân hàng. Bà Hà nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 12/2022 đến nay.

    Bà Nguyễn Thị Thu Hương, 56 tuổi, có nhiều năm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Bà Hương từng là Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài, thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước từ năm 2011-2019. Từ 2019-2022, bà Hương là ủy viên HĐQT, đại diện 30% vốn nhà nước tại BIDV. Sau đó từ 11/2022, bà Hương nghỉ hưu theo chế độ.

    Ngoài ra, ông Thái Duy Nghĩa, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đang là thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ hiện tại cũng tiếp tục ứng cử tham gia nhiệm kỳ mới.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tpbank-chuan-bi-bau-hdqt-nhiem-ky-moi-a572603.html
    Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Nợ xấu trong tầm kiểm soát

    Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Nợ xấu trong tầm kiểm soát

    Dù lợi nhuận tăng nhưng tính đến ngày 31/12/2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm gần 1.706 tỷ đồng, tuy nhiên TPBank vẫn nằm trong Top những ngân hàng được Ngân hàng nhà nước xếp hạng cao về mọi chỉ tiêu, đặc biệt là về chất lượng tài sản, tỉ lệ an toàn vốn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Nợ xấu trong tầm kiểm soát

    Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Nợ xấu trong tầm kiểm soát

    Dù lợi nhuận tăng nhưng tính đến ngày 31/12/2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm gần 1.706 tỷ đồng, tuy nhiên TPBank vẫn nằm trong Top những ngân hàng được Ngân hàng nhà nước xếp hạng cao về mọi chỉ tiêu, đặc biệt là về chất lượng tài sản, tỉ lệ an toàn vốn.

    Tăng trưởng bền vững, lợi nhuận TPBank tăng 30%, tổng tài sản tăng hơn 12%, trong năm 2022

    Tăng trưởng bền vững, lợi nhuận TPBank tăng 30%, tổng tài sản tăng hơn 12%, trong năm 2022

    Không ngừng tăng cường đầu tư số hóa, tập trung nghiên cứu nâng cấp trải nghiệm khách hàng, mạnh từ quản trị và ấn tượng ở dịch vụ đa dạng,TPBank tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2022 với lợi nhuận tăng 30%.. Năm vừa qua, TPBank cũng liên tục đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất lớn và nhất là sẵn sàng chia sẻ phần nào lợi nhuận kinh doanh của mình để bình ổn lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.