+Aa-
    Zalo

    TP.HCM bác thông tin về việc sáp nhập, sắp xếp lại địa giới hành chính

    (ĐS&PL) - Theo nguồn tin chính thức từ lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM, thông tin TP.HCM sắp có 3 quận là Gia Định, Sài Gòn và Chợ Lớn là không chính xác.

    Ngày 16/9, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc sắp xếp sáp nhập 6 quận nội thành của TP.HCM và thành lập quận Gia Định, quận Sài Gòn, quận Chợ Lớn.

    Liên quan đến sự việc này, Sở Nội vụ TP.HCM khẳng định thông tin này là không chính xác.

    tphcm bac thong tin ve viec sap nhap sap xep lai dia gioi hanh chinh
    Sở Nội vụ TP.HCM khẳng định thông tin sáp nhập quận là không chính xác. Báo Tuổi trẻ.

    Thông tin trên báo Tuổi trẻ, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM - khẳng định những thông tin trên là tin đồn thất thiệt. Và đây không phải là lần đầu tiên tin đồn thất thiệt về việc sáp nhập các quận của TP.HCM xuất hiện.

    Cụ thể, vào đầu tháng 8, TP.HCM có thông tin về việc thực hiện nghị quyết 117 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, qua rà soát TP có 6 quận (gồm quận 3, 4, 5, 10, 11 và Phú Nhuận) và 142 phường, xã không bảo đảm tiêu chí về diện tích và dân, thuộc diện phải sáp nhập.

    Ngay sau khi thông tin rà soát được Sở Nội vụ TP.HCM công bố, đến sáng 4/8 trên mạng xã hội lan truyền thông tin về 3 phương án sáp nhập các quận khiến dư luận quan tâm. Lúc này, Sở Nội vụ TP.HCM cũng lên tiếng khẳng định việc sắp xếp vừa mới được triển khai, những thông tin lan truyền trên mạng hiện nay là không đúng sự thật.

    dji0868 01 1508896836198
    Thông tin thành lập quận Gia Định, quận Sài Gòn, quận Chợ Lớn ở TP.HCM là tin giả.
    Ảnh: Tạp chí Kinh tế Việt Nam

    Bà Thắm thông tin thêm, hiện nay Sở Nội vụ phối hợp với 22 quận huyện và TP Thủ Đức rà soát lại các phường, xã xem có đơn vị hành chính nào có tiêu chí đặc thù (có vị trí biệt lập, có địa giới ổn định từ năm 1945 đến nay, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh...) thuộc diện không sắp xếp theo quy định nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Sau khi rà soát xong thì mới thực hiện tiếp các bước xây dựng đề án, phương án, kế hoạch để trình cấp có thẩm quyền triển khai việc sáp nhập vào năm 2025.

    "Hiện nay, sở mới xin chủ trương từ Thường vụ Thành ủy thành phố để duyệt về lộ trình sắp xếp đến năm 2025 và hoàn toàn chưa có bất cứ phương án sắp xếp cụ thể nào", bà Thắm khẳng định.

    Cũng về vấn đề này, trước đó, tại phiên họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, tám tháng đầu năm 2023 diễn ra chiều 30/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Sở Nội vụ đang tham mưu cho Ban Cán sự Đảng UBND TP để trình Ban Thường vụ Thành uỷ chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã vào giữa tháng 9.

    “Địa phương nào sắp xếp giai đoạn từ nay đến năm 2025, địa phương nào sẽ sắp xếp sau năm 2025 sẽ được nêu rõ và phân tích thuận lợi, khó khăn...” - Chủ tịch Phan Văn Mãi nói và cho biết TP giao cho các địa phương đề xuất trước, sau đó TP sẽ tổng hợp lại và trình Ban Cán sự Đảng UBND TP trình Ban Thường vụ Thành uỷ TP.

    Ông Mãi khẳng định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cần thực hiện đúng quy định nhưng cũng phải bám sát vào thực tiễn của TP, làm sao để việc sắp xếp đạt kết quả nhưng ít gây xáo trộn nhất, báo Pháp luật TP.HCM thông tin.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-hcm-bac-thong-tin-ve-viec-sap-nhap-sap-xep-lai-dia-gioi-hanh-chinh-a591324.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận: Tỉnh sẵn sàng tiếp thu ý kiến về dự án hồ chứa nước Ka Pét

    Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận: Tỉnh sẵn sàng tiếp thu ý kiến về dự án hồ chứa nước Ka Pét

    Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An khẳng định, tỉnh sẵn sàng tiếp thu ý kiến của phóng viên, dư luận, các nhà khoa học đối với dự án hồ chứa nước Ka Pét, nếu có gì bất cập, bất hợp lý ảnh hưởng môi trường, phá hệ sinh thái đến mức nặng nề, không thể khắc phục, tỉnh sẽ sẵn sàng điều chỉnh, không bảo thủ.