+Aa-
    Zalo

    Top các ngành khối C dễ xin việc làm nhất hiện nay

    • QUỲNH THIDSPL

    (ĐS&PL) - Khối C là khối sở hữu các môn học mang đặc trưng về văn hóa, xã hội. Dưới đây là tổng hợp những ngành nghề khối C có nhiều cơ hội việc làm nhất hiện nay.

    Những năm gần đây, nhằm mở rộng cơ hội lựa chọn cho các bạn học sinh THPT, Bộ GD&ĐT đã chia tách khối C thành 20 tổ hợp môn khác nhau, được hình thành từ 9 môn học: Ngữ Văn, Toán học, Hóa học, Vật Lý, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội.

    Các tổ hợp môn thi khối C.

    Các tổ hợp môn thi khối C.

    Với tổ hợp 20 khối C như hiện nay, hơn nữa, cũng có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo rất nhiều ngành nghề dành cho khối C nên các bạn học sinh sẽ có đa dạng lựa chọn ngành nghề, chọn trường phù hợp với bản thân. 

    Top các ngành khối C dễ xin việc làm nhất hiện nay và trong tương lai

    1. Khối ngành Công an, Quân đội

    Công an, Quân đội là khối ngành hot, là một trong những khối ngành quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là khối ngành có điểm chuẩn cao và quá trình xét tuyển hồ sơ khắt khe.

    Khối ngành Công an, Quân đội sẽ đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho sinh viên để bước vào hàng ngũ chiến sĩ, cán bộ phục vụ an ninh, quân sự và quản lý trật tự xã hội. Bên cạnh đó, môi trường học tập và rèn luyện trong khối ngành này rất nghiêm túc, khắt khe và kỷ luật cao.

    Tổ hợp chuyên ngành Công An, Quân đội bạn có thể tham khảo như:

    • Nghiệp vụ An ninh
    • Chính trị Công an Nhân dân
    • Kỹ thuật hình sự
    • Điều tra hình sự
    • Biên phòng
    • Quân sự cơ sở
    • Nghiệp vụ Cảnh sát
    Khối ngành Công an, Quân đội.

    Khối ngành Công an, Quân đội.

    2. Khối ngành Báo chí, Truyền thông - Marketing

    Khối ngành Báo chí và Truyền thông - Marketing rất phổ biến trong khối C, mang đến cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và marketing, cũng như các kỹ năng liên quan như: nội dung, chụp ảnh, sản xuất video,...

    Sau khi tốt nghiệp, khối ngành này đem đến cơ hội việc làm đa dạng như làm trong tòa soạn, đơn vị báo, các công ty truyền thông, quảng cáo,... các doanh nghiệp khác.

    Tổ hợp các chuyên ngành Báo chí, Truyền thông - Marketing bạn có thể tham khảo như:

    • Báo chí
    • Truyền thông 
    • Quan hệ công chúng
    • Nghiên cứu thị trường
    • Digital Marketing
    • Marketing thương hiệu
    • Nghiên cứu Marketing
    Khối ngành Báo chí, Truyền thông - Marketing.

    Khối ngành Báo chí, Truyền thông - Marketing.

    3. Khối ngành Văn hóa - Du lịch

    Văn hóa - Du lịch là khối ngành tập trung vào khám phá và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, con người của các quốc gia và các vùng đất khác nhau. Qua ngành học này, sinh viên sẽ được trau dồi kiến thức về các di sản văn hóa, kinh doanh du lịch, quản lý cộng đồng du lịch và công nghệ du lịch.

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên khối ngành Văn hóa - Du lịch sẽ có nhiều cơ hội việc làm khác nhau, bạn có thể làm việc trong các công ty du lịch, các địa điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch, các tổ chức văn hóa, công ty quảng cáo du lịch và tổ chức phi chính phủ liên quan đến du lịch và văn hóa.

    Tổ hợp các chuyên ngành Văn hóa - Du lịch bạn có thể tham khảo như:

    • Việt Nam học
    • Văn hóa học
    • Quản lý văn hóa
    • Quản trị du lịch & lữ hành
    • Quản trị khách sạn
    • Văn hóa du lịch
    Khối ngành Văn hóa - Du lịch.

    Khối ngành Văn hóa - Du lịch.

    4. Khối ngành Luật - Kinh tế

    Khối ngành này kết hợp kiến thức về Luật và Kinh tế, Luật kinh tế, sinh viên sẽ được đào tạo về quyền lợi, trách nhiệm pháp lý trong hoạt động kinh tế. Sinh viên sẽ được học về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật hợp đồng và các quy định pháp lý khác liên quan đến kinh tế.

    Cơ hội việc làm sau khi ra trường của khối ngành này rất rộng mở, bạn có thể xin làm trong các công ty luật, các công ty tư vấn pháp lý, ngân hàng, doanh nghiệp, công ty bảo hiểm và các cơ quan Chính phủ liên quan đến lĩnh vực kinh tế.

    Tổ hợp các chuyên ngành Luật - Kinh tế bạn có thể tham khảo như:

    • Luật dân sự
    • Luật kinh tế
    • Quan hệ Quốc tế
    • Dịch vụ pháp lý
    • Luật học
    Khối ngành Luật - Kinh tế.

    Khối ngành Luật - Kinh tế.

    5. Khối ngành Quản lý

    Khối ngành Quản lý là một lĩnh vực học chuyên sâu về kinh tế và quản lý cũng như các môn văn hóa, lịch sử. Ngành Quản lý tập trung mục tiêu đào tạo, quản lý nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả các tổ chức và doanh nghiệp.

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên khối ngành Quản lý có nhiều cơ hội để có thể đảm nhiệm một trong những vị trí: chuyên viên tài chính, cán bộ quản lý, nhà quản lý dự án, nhân sự và marketing  trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan Chính phủ.

    Tổ hợp các chuyên ngành Quản lý bạn có thể tham khảo như:

    • Quản lý Nhà nước
    • Quản lý xã hội
    • Công tác xã hội
    • Giáo dục Chính trị
    • Quản trị Nhân lực
    • Quan hệ công chúng
    • Khoa học Quản lý
    • Giáo dục đặc biệt
    Khối ngành Quản lý.

    Khối ngành Quản lý.

    6. Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp

    Khối ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về quản lý chính sách và tư vấn liên quan đến lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sinh viên khối ngành này sẽ được học cách đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp tình hình để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển trong ngành này.

    Tổ hợp các chuyên ngành  Nông - Lâm - Ngư nghiệp bạn có thể tham khảo như:

    • Lâm sinh
    • Chăn nuôi - Thú y
    • Quản lý đất đai
    • Khoa học cây trồng
    • Khoa học môi trường
    Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

    Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/top-cac-nganh-khoi-c-de-xin-viec-lam-nhat-hien-nay-a417380.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan