+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Pháp đối mặt với “cuộc chiến khó khăn” để giành quyền kiểm soát Quốc hội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tổng thống Emmanuel Macron gặp khó khăn để liên minh của ông giành được đa số ghế trong Quốc hội trước sự thể hiện mạnh mẽ của một liên minh cánh tả mới.

    Cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng đầu tiên đã diễn ra vào ngày 12/6 (giờ địa phương). Theo đó, liên minh của Tổng thống Emmanuel Macron đang gặp nhiều khó khăn trong việc giành đa số ghế trước một liên minh cảnh tả mới. Điều này có thể sẽ tác động không nhỏ tới nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Macron.

    Cụ thể, theo những ước tính ban đầu từ Elbale, "Liên minh nhân dân xã hội và sinh thái mới" (NUPES) cánh tả do ông Jean-Luc Melenchon nhận được số phiếu bầu ngang ngửa với liên minh "Đoàn kết" của Tổng thống Macron với tỷ lệ lần lượt là 26,2% và 25,8%.

    tong thong macron
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ các cử tri khi đến điểm bỏ phiếu trong vòng bầu cử Quốc hội đầu tiên ngày 12/6. Ảnh: Reuters 

    Qua đó, Elabe dự đoán liên minh "Đoàn kết" sẽ giành được từ 260-300 ghế quốc hội - với mốc dành cho đa số là khoảng 289 ghế - vào ngày 19/6. Đồng thời, hãng tin dự báo phe cánh tả sẽ giành được 170-220 ghế, một mức tăng lớn so với năm 2017.

    Với tình trạng lạm phát tràn lan khiến chi phí sinh hoạt tăng cao, ông Macron đã phải vật lộn khi tái đắc cử vào tháng 4/2022. 

    Chia sẻ sau vòng bỏ phiếu đầu tiên ngày 12/6, ông Jean-Luc Melenchon cho biết: "Với những kết quả và cơ hội phi thường mà cuộc bầu cử mang lại cho chúng ta, tôi kêu gọi mọi người hãy tham gia bỏ phiếu vào ngày 19/6 tới để đánh bại liên minh của ông Macron".

    Với hệ thống bầu cử hai vòng, được áp dụng cho 577 khu vực bầu cử trên cả nước, cuộc bỏ phiếu phổ thông ở vòng đầu tiên cho thấy một dự báo lờ mờ về kết quả bỏ phiếu cuối cùng được diễn ra vào ngày 19/6 tới.

    Nếu liên minh của ông Macron không thể giành được đa số ghế trong Quốc hội, điều bị ảnh hưởng nhất có thể là khả năng thông qua một chương trình nghị sự cải cách do ông đề xuất, bao gồm cuộc cải cách lương hưu đang gây tranh cãi sẽ khiến người Pháp kéo dài độ tuổi lao động, điều mà theo ông là cần thiết để đảm bảo trật tự lâu dài cho tài chính công.

    Các đối thủ của ông ở cánh tả đang thúc đẩy cắt giảm tuổi hưởng lương hưu và khởi động một cuộc chi tiêu ngân sách lớn. Liên minh của ông Melenchon đã đặt trọng tâm của sự tức giận về chi phí sinh hoạt tăng cao và sự yếu kém của ông Macron, qua đó gia tăng kết nối với các cử tri.

    Trong khi đó nội bộ chính phủ lại có phần thể hiện không mấy ấn tượng trong cuộc bỏ phiếu này 12/6. 

    Được biết, tỷ lệ bỏ phiếu ngày 12/6 ở Pháp chỉ ở mức thấp với khoảng 47%. Trong đó, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu trắng đã tăng lên. 

    Minh Hạnh (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-phap-doi-mat-voi-cuoc-chien-kho-khan-de-gianh-quyen-kiem-soat-quoc-hoi-a540880.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan