+Aa-
    Zalo

    Tin tức Ukraine mới nhất ngày 9/6: Vũ khí có thể giúp Ukraine ngăn Nga tiến công

    (ĐS&PL) - Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 9/6/2024. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 9/6/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật

    Vũ khí có thể giúp Ukraine ngăn Nga tiến công

    Theo Forbes, trong khi máy bay không người lái, tác chiến điện tử và pháo binh đóng những vai trò quan trọng trong suốt cuộc chiến Nga - Ukraine, có một loại vũ khí cũng quan trọng không kém trong việc hỗ trợ phòng thủ, ngăn đà tiến đối phương: Mìn.

    Khi đạn dược do phương Tây cung cấp bắt đầu đến tiền tuyến Ukraine, 10.000 đạn pháo chứa mìn chống thiết giáp từ xa (RAAM) nằm trong gói viện trợ gần đây của Mỹ có thể giúp Kiev gia tăng năng lực tạo ra "bẫy tử thần" với xe tăng Nga, làm chậm đà tiến nhanh chóng của Moscow thời gian qua.

    Mìn RAAM có  thể chưa chứa 9 quả mìn nhỏ phía trong. Ảnh: Kyiv Post

    Mìn RAAM có  thể chưa chứa 9 quả mìn nhỏ phía trong. Ảnh: Kyiv Post 

    Hệ thống mìn chống giáp từ xa (RAAM) do Mỹ viện trợ bản chất là đạn pháo 155mm chứa 9 quả mìn chống tăng M718 hoặc M741. Khi quả đạn được bắn trên một khu vực trống, những quả mìn nhỏ sẽ bay ra nằm rải rác trên mặt đất. Điều này có nghĩa là các lực lượng Ukraine có thể đặt mìn từ xa thay vì bằng tay như các loại truyền thống.

    Phạm vi rải mìn RAAM có thể kéo dài từ 4-17km, cho phép Ukraine nhanh chóng tạo trận địa mìn, ít gây rủi ro cho nhân lực. Khi chạm đất, mìn sẽ kích hoạt nhằm vô hiệu hóa các phương tiện bọc thép bằng cách nhắm vào phần gầm dễ bị tổn thương của chúng. Mìn M718 và M741 được trang bị cảm biến từ tính, có thể phát nổ khi xe bọc thép tiến lại gần, mà không cần phải cán lên mìn.

    Lợi ích kép này giúp tăng cường cả sự an toàn và tính linh hoạt trong hoạt động tác chiến của lực lượng Ukraine, Forbes nhận định. Mỗi quả mìn nhỏ có thể phát nổ trong phạm vi 200m2, nên một quả đạn RAAM có thể bao phủ diện tích 1.800m2. Nếu một bãi mìn sâu 100m, 55 quả đạn RAAM có thể tạo ra một bãi mìn dài 1km.

    Theo Forbes, RAAM sẽ tạo ra tác động trực tiếp lên chiến trường khi Ukraine được bàn giao. Trước đó, Ukraine từng nhận 40.000 quả RAAM để sử dụng trong 2 năm chiến sự. RAAM đặc biệt hữu ích cho các cuộc phản công, vì chúng cho phép quân đội Ukraine nhanh chóng thiết lập các vành đai chướng ngại vật tạm thời để bảo đảm các khu vực tái kiểm soát.

    Nga tố Ukraine dùng HIMARS của Mỹ tấn công vùng Belgorod

    Reuters đưa tin, hôm 7/6, Nga cáo buộc Ukraine sử dụng pháo phản lực HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công, làm nhiều người thiệt mạng ở khu vực Belgorod miền nam nước Nga. Moscow đồng thời yêu cầu Washington phải chịu trách nhiệm với sự việc này.

    Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố Mỹ phải chịu trách nhiệm về dân thường thiệt mạng trên lãnh thổ của họ. Theo RT, trong chuyến thăm đến Uzbekistan tháng trước, Tổng thống Putin cho biết, chính phương Tây là bên đã thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa cần có thiết bị trinh sát không gian - thứ mà Kiev không có, nhưng Mỹ có - vào các vùng biên giới Nga. Hoạt động này đã được thực hiện bởi "các chuyên gia có trình độ cao" của họ.

    Hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images

    Hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova còn cho biết các cuộc tấn công xảy ra vào tuần trước tại khu vực Belgorod. Các cuộc tấn công diễn ra ngay sau khi Mỹ xác nhận lần đầu tiên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp bắn vào lãnh thổ Nga.

    Bà Zakharova cho biết việc Washington bật đèn xanh cho những cuộc tấn công như vậy đồng nghĩa với "lời thú nhận... về tội sát hại trẻ em và phụ nữ ở vùng Belgorod". Bà nói với các phóng viên: “Các mảnh vỡ của HIMARS sẽ là bằng chứng trực tiếp”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga không đưa ra hình ảnh các mảnh tên lửa hay con số thương vong. Những tuần gần đây, Tổng thống Putin đưa ra nhiều cảnh báo phương Tây có nguy cơ gây ra xung đột toàn cầu nếu lún sâu hơn vào xung đột Ukraine. 

    Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao M142 (HIMARS) là một hệ thống pháo phản lực hạng nhẹ được phát triển vào những năm 1990 cho Lục quân Hoa Kỳ. HIMARS có tầm bắn từ 70 -80 km và nổi bật với độ chính xác cao. Hệ thống này có thể phóng tên lửa từ một vị trí an toàn cách tiền tuyến 50 km, nằm ngoài tầm bắn của phần lớn UAV cảm tử và hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Nga.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tin-tuc-ukraine-moi-nhat-ngay-9-6-vu-khi-co-the-giup-ukraine-ngan-nga-tien-cong-a432345.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan