Mỹ nhận định lý do khiến Ukraine gặp khó trong phản công
Theo thông tin quân sự mới nhất từ tờ New York Times, Mỹ và các đồng minh cho rằng một nguyên nhân khiến cuộc phản công của Ukraine gặp khó khăn là do lực lượng bị phân tán theo nhiều hướng, đồng thời khuyến nghị Kiev nên tập trung lực lượng chủ lực về một hướng.
Cụ thể, Ukraine được cho là có khả năng sẽ làm theo khuyến nghị của Mỹ, vì sau hơn 2 tháng phản công số thương vong tiếp tục gia tăng. Hiện lực lượng Ukraine được phân bổ theo hướng Đông và Nam với tỷ lệ gần như nhau.
Các nhà phân tích quân sự Mỹ và phương Tây khuyến nghị quân đội Ukraine nên tập trung lực lượng chủ lực để tiến về phía Melitopol và cố gắng chọc thủng các bãi mìn cũng như các tuyến phòng thủ khác của đối phương.
New York Times đưa tin, các quan chức Mỹ đã từng rất ngạc nhiên khi thấy Ukraine tập trung nhiều lực lượng gần Bakhmut, mặc dù Kiev có thể quản lý với một số lượng nhỏ các đơn vị để giữ vị trí theo hướng này và chuyển phần còn lại về phía nam.
Trước đó, giới chức Mỹ cho biết rằng Lầu Năm Góc từng nhiều lần khuyến nghị Ukraine nên tập trung lực lượng lớn nhằm vào một điểm duy nhất để tạo đột phá. Dù vậy, Washington nhấn mạnh quyết định cuối cùng do Kiev đưa ra.
Ukraine tuyên bố phá hủy tên lửa S-400 của Nga ở Crimea
Newsweek dẫn thông tin từ cơ quan tình báo quân đội Ukraine cho biết, khoảng 10h hôm nay 23/8, các đơn vị của họ đã phá hủy một hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Mũi Tarkhankut, phía Tây bán đảo Crimea.
"Kết quả là tổ hợp tên lửa này bị phá hủy hoàn toàn", Tổng cục tình báo Ukraine (GUR) cho biết trên úng dụng Telegram. GUR đăng kèm một video cho thấy một vụ nổ lớn và khói bốc lên dày đặc đồng thời bình luận thêm rằng do sở hữu số lượng S-400 hạn chế nên đây có thể coi là tổn thất lớn đối với hệ thống phòng không của Nga.
S-400 Triumf là hệ thống đất đối không di động, tầm xa. Tên lửa đánh chặn S-400 có tầm bắn ước tính khoảng 400km và đánh chặn được máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như máy bay không người lái. Một tổ hợp S-400 được trang bị 4 loại tên lửa khác nhau, có thể tiến công tới 36 mục tiêu cùng lúc.
Lầu Năm Góc sẵn sàng huấn luyện phi công Ukraine lái F-16 tại Mỹ
Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea vào hãnh thổ năm 2014, Nga đã triển khai S-400 cùng nhiều trang thiết bị quân sự khác nhằm biến bán đảo này thành "pháo đài bất khả xâm phạm". Moscow từng tuyên bố, toàn bộ không phận Crimea được bảo vệ bằng "hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại nhất thế giới".
Ngoài ra cũng có thông tin cho rằng Moscow dường như cũng sử dụng S-400 đánh chặn rocket HIMARS của Kiev sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022. Chuyên gia Ian Williams tại tổ chức CSIS (Mỹ) cho rằng S-400 có thể đánh chặn rocket HIMARS nhưng không quá dễ dàng để làm nhiệm vụ này.
Gần đây, Ukraine được cho là tăng cường tấn công các mục tiêu của Nga ở Crimea nhằm cắt đứt hành lang trên bộ từ Nga đến bán đảo và từ miền Nam Ukraine đến vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ đang tỏ ra hoài nghi về chiến thuật này của Kiev và cho rằng đây dường như chỉ là động thái đánh lạc hướng.
Phương Uyên (T/h)