+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/9/2019: Sa thải hiệu trưởng dùng bột giặt rửa đĩa ăn của học sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/9/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 21/9/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/9/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 21/9/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Sa thải hiệu trưởng dùng bột giặt rửa đĩa ăn của học sinh

    Bát đĩa được rửa bằng bột giặt - Ảnh: Cắt từ clip

    Hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Đông Bắc Trung Quốc đã bị sa thải sau khi các nhân viên nhà ăn tại đây dùng bột giặt để rửa đĩa ăn của học sinh.

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin vụ bê bối trên đã bị đưa ra ánh sáng sau khi đoạn clip ghi lại cảnh nhân viên bếp ăn trường Tiểu học Dongfeng ở tỉnh Liêu Ninh rửa bát đĩa được chia sẻ khắp mạng xã hội Trung Quốc.

    Video cho thấy các nhân viên mặc đồng phục và đeo tạp dề màu trắng, rửa bát đĩa trong chậu bằng bột giặt. Hiện chưa xác định được thời điểm sự việc gây lo ngại này xảy ra.

    Thông báo trên mạng Weibo, chính quyền tỉnh Liêu Ninh ngày 1/9 cho biết hiệu trưởng ngôi trường này đã bị sa thải và lực lượng chức năng đã mở một cuộc điều tra về vụ việc.

    Giới chức quản lý giáo dục cũng được yêu cầu đẩy nhanh kiểm tra mẫu thực phẩm, đồ dùng bếp và đồ giặt tại ngôi trường có khoảng 400 học sinh này. Tại tất cả các trường tiểu học và trung học trong khu vực cũng sẽ phải tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm. Kết quả sẽ được công bố sớm nhất có thể.

    Tháng 10/2018, một hiệu trưởng trường quốc tế ở Thượng Hải đã bị buộc thôi việc sau khi phụ huynh tìm thấy cà chua và hành mốc trong bếp ăn nhà trường.

    Vết thương bốc mùi vì tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng

    Vùng mũi bệnh nhân sưng tấy, đau tức, nổi mụn li ti sau khi tiêm filler - Ảnh: Doanh nghiệp

    Ngày 20/9, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 34 tuổi (Yên Sơn, Tuyên Quang) trong tình trạng cẳng chân hai bên sưng tấy, phỏng nước, trợt da, hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi. Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ II, III (diện tích khoảng 16%), một số vị trí độ IV (diện tích khoảng 3%).

    Các bác sĩ làm sạch mủ, điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, dùng thuốc giảm đau, thay băng và đánh giá tổn thương hàng ngày.

    Gia đình bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 4 ngày, người đàn ông này sử dụng bếp ga công nghiệp, bất ngờ dây ga tuột, bắn ra, bén lửa và gây bỏng nặng. Sau bỏng, gia đình nghe người quen giới thiệu lấy thuốc nam từ một "bà lang" về để đắp nhưng không đỡ, vết bỏng ngày càng sưng to và đau rát. Lo sợ tình trạng nặng hơn, gia đình mới đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

    Cô gái suýt mất mũi vì tiêm filler giá rẻ ở spa

    Vùng mũi bệnh nhân sưng tấy, đau tức, nổi mụn li ti sau khi tiêm filler - Ảnh: Doanh nghiệp

    Ngày 12/9, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), cho biết vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân bị biến chứng nặng do tiêm filler làm đẹp.

    Ba ngày trước, Trần Thị Hoạt (Hà Nội) đến một spa tại Hà Nội để nâng mũi bằng phương pháp tiêm filler. Chủ spa đã trực tiếp tiêm filler cho cô. Ngay sau khi về nhà, Hoạt đau nhức mũi dữ dội, tức nặng, không ngủ được. Ngay sáng hôm sau, mũi cô mọc mụn trắng li ti, tấy đỏ, đau không giảm. Bệnh nhân lo sợ tràn filler nên quay lại spa tiêm tan và tự mua kháng sinh uống.

    Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm, mụn mọc nhiều hơn, mũi sưng nề, vùng da này thâm sạm. Bệnh nhân đã đến bệnh viện thăm khám.

    Sau khi kiểm tra, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn cho biết bệnh nhân bị tắc mạch do filler, tiên lượng nặng, có nguy cơ hoại tử mũi.

    Tại đây, bác sĩ tiến hành tiêm giải filler, kèm theo dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau mạnh, sát khuẩn tại chỗ vùng mũi, xử lý mụn viêm cho bệnh nhân. Hoạt được bác sĩ yêu cầu nằm viện nghỉ ngơi để tiện cho việc xử lý, theo dõi.

    Theo lời kể của bệnh nhân, cô tiêm filler tại spa có giá 1,5 triệu đồng/1,4 ml, người thực hiện không phải bác sĩ. Sau khi xảy ra biến chứng, chủ cơ sở làm đẹp này không chịu trách nhiệm, chỉ trả lại tiền filler đã tiêm cho khách hàng.

    Bác sĩ Tuấn phân tích tiêm 1,4 ml có nghĩa sẽ dùng chung thuốc với các bệnh nhân khác. Việc này rất nguy hiểm, có thể lây chéo các bệnh khác cho khách hàng. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng xuất hiện tràn lan các spa làm đẹp thiếu giấy phép, tiêm filler số lượng lớn không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân, giá chỉ 1-2 triệu đồng/1 ml, thậm chí rẻ hơn.

    Filler chính hãng, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận, do các bác sĩ thẩm mỹ thực hiện, thường có giá 5-10 triệu đồng/ml.

    Qua trường hợp này, bác sĩ Tuấn khuyến cáo để đảm bảo an toàn khi tiêm filler làm đẹp, khách hàng cần tìm đến cơ sở y tế uy tín.Người tiêm filler phải là bác sĩ về tạo hình thẩm mỹ, có chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, bạn cần chọn sản phẩm filler có nguồn gốc, kiểm chứng độ an toàn, tinh khiết.Sau khi tiêm, khách hàng cần được theo dõi và xử trí kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-2192019-sa-thai-hieu-truong-dung-bot-giat-rua-dia-an-cua-hoc-sinh-a293780.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan