Người dân TP.HCM phải ký cam kết nếu không tiêm vaccine mũi 3, 4
Người dân không đồng ý tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3, 4, phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
Ngoài việc yêu cầu người dân ký cam kết, các địa phương phải báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm về Sở Y tế ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc để báo cáo UBND TP.HCM.
Thông tin trên được UBND TP.HCM gửi sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện trên địa bàn.
Cùng với đó, trung tâm y tế TP.Thủ Đức và các quận, huyện được giao tiếp nhận và tiêm hết vaccine đã được phân bổ, không để xảy ra tình trạng hủy vaccine do hết hạn sử dụng. Mục tiêu đặt ra cho các đơn vị là trên 90% dân số được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp được tiêm mũi 4 đầy đủ.
Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp... lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại lần 2 để phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tiêm vaccine ngay tại nơi làm việc.
Sở Y tế hàng ngày phải công khai danh sách điểm tiêm cố định, lưu động, kết quả tiêm vaccine phòng Covid-19 của từng địa phương lên cổng thông tin điện tử ngành y tế.
Hôm 23/6, Sở Y tế tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu người trên 18 tuổi không tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3 và 4 phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu để bệnh lây lan.
An Giang ghi nhận hơn 6000 ca mắc sốt xuất huyết
Theo đó, 11/11 huyện, thị xã, thành phố (trừ Tri Tôn) có số ca mắc sốt xuất huyết tăng vượt trên 100% so cùng kỳ. Trong đó, 7/11 huyện ghi nhận trên 500 ca mắc, huyện Châu Phú ghi nhận số ca mắc cao nhất là 1048 ca, sau đó là các huyện Chợ Mới 903 ca, huyện Phú Tân 699 ca, An Phú 582 ca, huyện Tịnh Biên ghi nhận 565 ca... An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.
Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến ngày 25/6/2022, địa phương này ghi nhận 950 ca mắc; hiện toàn tỉnh An Giang có 11/11 huyện, thị xã, thành phố ghi nhận ca mắc, trong đó huyện Chợ Mới ghi nhận số ca mắc cáo nhất là 231 ca, sau đó là huyện Châu Thành với 132 ca.
Hiện An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng. Tuy nhiên, bệnh này đang có chiều hướng tăng vào những tuần gần đây.
Theo đó, 11/11 huyện, thị xã, thành phố (trừ Tri Tôn) có số ca mắc sốt xuất huyết tăng vượt trên 100% so cùng kỳ. Trong đó, 7/11 huyện ghi nhận trên 500 ca mắc, huyện Châu Phú ghi nhận số ca mắc cao nhất là 1048 ca, sau đó là các huyện Chợ Mới 903 ca, huyện Phú Tân 699 ca, An Phú 582 ca, huyện Tịnh Biên ghi nhận 565 ca... An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.
Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến ngày 25/6/2022, địa phương này ghi nhận 950 ca mắc; hiện toàn tỉnh An Giang có 11/11 huyện, thị xã, thành phố ghi nhận ca mắc, trong đó huyện Chợ Mới ghi nhận số ca mắc cáo nhất là 231 ca, sau đó là huyện Châu Thành với 132 ca.
Hiện An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng. Tuy nhiên, bệnh này đang có chiều hướng tăng vào những tuần gần đây.
Hà Nội xử phạt người dân dùng lòng đường phơi thóc
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết những ngày gần đây trên các tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn trên địa bàn thành phố thường xuyên xuất hiện tình trạng các hộ gia đình sau khi thu hoạch lúa, tận dụng vỉa hè, một phần lòng đường để phơi thóc, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.
Việc trưng dụng mặt đường để phơi thóc chiếm gần hết lòng đường, chỉ còn lại lối đi hẹp dành cho các phương tiện giao thông. Không những vậy, nhiều gạch, đá... được người dân dùng để ghim bạt phơi đã trở thành chướng ngại vật nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông.
Để xử lý tình trạng trên, Thanh tra Sở GTVT đã giao các đội Thanh tra GTVT quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, đặc biệt là vị trí tập trung tuốt lúa, phơi rơm, thóc, đốt rơm rạ.
Đồng thời, lực lượng Thanh tra Sở GTVT phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền đến người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường, mất trật tự an toàn giao thông từ việc phơi thóc, rơm, tuốt lúa không đúng quy định.
Tại Điều 12, Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ phạt tiền 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Việt Hương (T/h)