+Aa-
    Zalo

    Tín hiệu vui khi vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi bước đầu thành công trong phòng thí nghiệm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thông tin loại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, do Việt Nam sản xuất, đã thử nghiệm thành công khiến dư luận vô cùng vui mừng.

    Thông tin loại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, do Việt Nam sản xuất, đã thử nghiệm thành công khiến dư luận vô cùng vui mừng.

    Pháp luật Việt Nam đưa tin, sáng 2/7, tại cuộc họp "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), GS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắc xin phòng DTLCP, đang nghiên cứu nhân lên số lượng lớn.

    Việt Nam thử nghiệm thành công vắc xin phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

    Nhóm nghiên cứu đã tiêm thử nghiệm vắc xin trên đàn lợn tại 3 trại lợn bị bệnh DTLCP thuộc 3 hộ gia đình khác nhau ở Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình.

    Theo ghi nhận về thử nghiệm vắc xin tại trại lợn của ông Trịnh Vũ Trình (tỉnh Hưng Yên). Sau 8 tuần, đàn lợn sức khỏe vẫn bình thường, ăn uống tốt và đẻ con, có một con bị chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1. Thử nghiệm tiêm cho lợn khỏe và nhốt chung với đàn bị bệnh, kết quả cho thấy con được tiêm phòng không bị lây nhiễm.

    Kết quả thu được tại hai gia đình khác cũng tương đồng cho thấy vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng.

    Được biết, theo số liệu thống kê do Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường công bố tại buổi họp, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã phải tiêu hủy khoảng 2,8 triệu con lợn mắc bệnh, chiếm xấp xỉ 10% tổng đàn. Tuy nhiên, thực tế con số lợn bị tiêu huỷ có thể nhiều hơn, bởi việc chưa đo đếm được đến từng hộ nên chưa thể thống kê chính xác được.

    Cho nên, thông tin do GS. Lan vừa công bố giúp ngành chăn nuôi Việt Nam có khả năng kiểm soát được dịch bệnh, giảm được thiệt hại cho bà con nông dân.

    Các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang thiếu kinh phí để sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Vietnamnet

    Tuy nhiên, GS. Lan cho rằng, thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, các nghiên cứu cần thêm thời gian và mức độ thử áp dụng rộng hơn, bổ sung thêm thí nghiệm để tối ưu hóa công thức, chất lượng vắc xin để tạo ra loại tốt nhất. 

    Cũng theo GS Lan, Học viện Nông nghiệp cần có thêm kinh phí để phục vụ tốt nghiên cứu đang theo đuổi.

    "Trong khi đợi Bộ NN-PTNT cấp kinh phí khẩn cấp cho nghiên cứu và sản xuất vắc xin DTLCP, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm cấp III, chúng tôi cũng đề nghị nhóm nghiên cứu chuẩn bị sản xuất từ 300-500 liều vắc xin để phục vụ thí nghiệm”. Bà Lan nói và cho biết, khó khăn hiện nay là chúng ta chưa có cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để sản xuất vắc xin quy mô công nghiệp.

    Bộ trưởng NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sớm xây dựng quy trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm vắc xin trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam. Bộ trưởng cũng chỉ đạo không chủ quan với các kết quả đạt được, cần tiếp cận theo các hướng sáng tạo nhất để đẩy nhanh các bước, sớm thương mại hóa vắc xin ra thị trường.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-hieu-vui-khi-vac-xin-phong-dich-ta-lon-chau-phi-buoc-dau-thanh-cong-trong-phong-thi-nghiem-a282558.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan