Các bà nội trợ chưa hết hoang mang về thông tin sán lợn thì mới đây trên mạng xã hội lại xuất hiện đoạn clip sán trong miếng thịt cá khiến nhiều người rùng mình ghê sợ.
Trước đó, như Vietnamnet đưa tin, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh sán trong miếng thịt cá ngoe nguẩy bò khiến nhiều người vô cùng là lắng về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay. Nhanh chóng bài viết được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với hàng nghìn bình luận.
[presscloud]8566[/presscloud]
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến về thông tin này, ThS.BS Nguyễn Xuân Thiện, Trưởng phòng khám, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cho biết, cá nước ngọt nuôi trong ao hồ hay sống trong thiên nhiên đều có thể bị nhiễm sán lá. Tuy nhiên, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội rất khó khác định đó là sán lá. Ở trong cơ của cá, sán lá thường ký sinh dưới dạng bào nang, không ở dạng sán trưởng thành, cần phải có mẫu đem tới các cơ quan chuyên môn để phân tích rõ ràng.
Chia sẻ thêm về sán lá, bác sĩ Thiện cho hay khi ốc sống trong nước ăn trứng sán lá. Ấu trùng sán lá chui vào ruột ốc và qua ba giai đoạn phát triển khác nhau. Ở giai đoạn cuối, chúng được thải vào nước, lội tự do đến khi tìm được một loài cá hoặc thực vật thích hợp để kết nang. Chúng xuyên qua da cá và kết thành nang trong thịt cá để trở thành ấu trùng. Đây là giai đoạn gây nhiễm. Ăn phải cá có chứa ấu trùng sán lá, người sẽ bị nhiễm bệnh.
Sán lá định vị trong niêm mạc ruột non của người, triệu chứng thay đổi tùy theo loại, số lượng nhiều hay ít và thời gian nhiễm. Theo bác sĩ Thiện, triệu chứng ban đầu khi ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường ở vùng hạ sườn phải, nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, sút cân,…
Người dân có thể bị nhiễm loại sán này qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng như rau muống ruộng, ngó sen, rau ngổ, rau bồn bồn, rau cần ống,...
Các cách chế biến như ướp muối, ngâm dấm hoặc hong khói rất khó diệt được ấu trùng sán lá trong cá.
Hình ảnh được cho là cá nhiễm sán trên mạng xã hội - Ảnh: Vietnamnet |
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).
Quỳnh Chi (T/h)