+Aa-
    Zalo

    Thực hư chuyện công chúa Ngọc Bình bị ép duyên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong số các "bóng hồng" của hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh (1761-1819), vị vua khai sáng vương triều Nguyễn thì cuộc tình của ông với công chúa Ngọc Bình đã đi vào ca dao.

    (ĐSPL) - Trong số các "bóng hồng" của hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh (1761-1819), vị vua khai sáng vương triều Nguyễn thì cuộc tình của ông với công chúa Ngọc Bình đã đi vào ca dao như một trong những câu chuyện được coi là hi hữu và độc đáo nhất.
    Tuy nhiên, mấy ai biết được người vợ có tên Ngọc Bình ấy đã bị ép duyên nên mới phải lấy vua Gia Long. Gia Long - Nguyễn Ánh là vị vua có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802); trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương. Triều đại của ông kéo dài từ năm 1802 đến 1820, được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất lúc bấy giờ, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam thông qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc... Nguyễn Phúc Quân có tước phong là Quảng Oai Công (có sách chép là Quảng Uy Công), ông là con trai trưởng của công chúa nhà Hậu Lê là Ngọc Bình với hoàng đế Gia Long. Chuyện tình duyên của cha mẹ Quảng Oai Công là một câu chuyện rất đặc biệt mà khởi đầu của nó có thể được coi từ những diễn biến chính trị mạnh mẽ diễn ra từ năm Tân Dậu (1801).
    Lúc đó thực lực của vương triều Tây Sơn đang trên đà suy yếu nhanh chóng, nhất là sau thất bại nặng nề trong trận thủy chiến tại cửa biển Thị Nại (nay thuộc tỉnh Bình Định) mà sau này sử sách nhà Nguyễn đánh giá là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định, đáng được gọi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng quyền lực của mình trên cõi phương Nam.
    Tàn quân Tây Sơn theo tướng Võ Văn Dũng rút chạy từ Thị Nại về hợp với quân của tướng Trần Quang Diệu đang vây hãm thành Quy Nhơn. Nhận thấy quân Tây Sơn tập trung quá đông tại Quy Nhơn, mà kinh thành Phú Xuân gần như bỏ trống việc phòng thủ nên chúa Nguyễn Phúc ánh dùng nước cờ "thí xe bắt tướng" hay còn gọi là "Tượng kỳ khí xa" của Nguyễn Văn Thành. ông không đem quân giải cứu thành Quy Nhơn mà bất ngờ theo đường biển cho quân đánh úp chiếm được Phú Xuân cuối tháng Tư năm Tân Dậu (1801), vua Tây Sơn là Nguyễn Quang Toản chống không nổi phải bỏ chạy ra Bắc, nhiều gia quyến không theo kịp bị kẹt lại, trong đó có người vợ trẻ Lê Thị Ngọc Bình và một số cung nữ.
    Chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Phúc ánh tiếp tục cho quân truy đuổi, cuối cùng bắt và đem xử chém vua quan triều Tây Sơn vào tháng Mười năm Nhâm Tuất (1802). Thế nhưng trước đó không lâu, vào tháng Năm ông đã chọn ngày đăng quang lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long. Lại nói về công chúa Ngọc Bình, khi bị bắt mới 19 tuổi (tính theo tuổi ta),  Nguyễn Phú ánh thấy nàng là một người con gái trẻ đẹp cực kỳ diễm lệ, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên rất ưng ý mới quyết định lấy làm vợ. Mặc cho các cận thần đứng đầu là Lê Văn Duyệt kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", thế nhưng rung động trước người đẹp, vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời bề tôi của mình rằng: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?".
    Thực hư chuyện công chúa Ngọc Bình bị ép duyên
    Ảnh minh hoạ.
    Trong sách "Quốc sử di biên" của một cận thần triều Nguyễn là Phan Thúc Trực có đoạn chép về hoàn cảnh công chúa Ngọc Bình trở thành vợ Gia Long như sau: "Tháng Sáu năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ (tức vua Gia Long- TG) đến kinh thành Thăng Long... nhân dân hào mục bắt được anh em "nguỵ quyền" Nguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua... Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đến làng Phương Lan thì kẻ tuỳ tùng của Toản chỉ còn hơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là Võ Thám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốc suất các hào mục thuộc huyện Yên Lãng và huyện Lục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản, mãi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được Quang Toản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám lại dâng nạp bà phi là Lê Thị Ngọc Bình vào trong nội cung nhà vua". Lê Thị Ngọc Bình được nạp làm phi và sau đó được Gia Long sắc phong làm Đệ tam cung Đức Phi, đứng thứ ba sau hai bà Thừa Thiên cao Hoàng hậu họ Tống (mẹ hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên cao Hoàng hậu họ Trần (mẹ hoàng tử Đảm, sau là vua Minh Mạng). Có lẽ vì bị cưỡng ép hôn nhân nên tâm trạng khó có thể vui vẻ được, vì thế trong dân gian còn lưu truyền câu ca như nói lên tâm sự ở tình cảnh éo le của công chúa Ngọc Bình như sau: "Mất chồng rồi lại lấy chồng/Mặt nào còn sống ở trong cõi đời?".
    Luật nay:  Hành vi ép hôn là phạm tội
    Thực tế cho thấy, quan niệm về hôn nhân thời xưa là sự sắp đặt của cha mẹ. Người con chỉ có nghĩa vụ tuân theo mệnh lệnh đó. Đồng thời, chế độ thời xưa quyền hành thường tập trung ở một người đứng đầu thường là vua. Cho nên ý của vua là mệnh lệnh bắt buộc phải thực hiện. Sử sách ghi lại trước khi lấy vua Gia Long, công chúa Ngọc Bình từng có một đời chồng cũng là một vị vua. Thực tế thì nàng không muốn kết hôn với vua Gia Long nhưng vì bị ép buộc, nên Ngọc Bình không thể không đồng ý.
    Nếu như vụ việc đó xảy ra vào thời nay thì hành vi ép duyên của Gia Long đối với công chúa Ngọc Bình có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Bộ luật Hình sự hiện hành đã dành hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, Điều 146 quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần... hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-hu-chuyen-cong-chua-ngoc-binh-bi-ep-duyen-a37329.html
    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    (ĐSPL) - Đàm Dĩ Mông là danh thần đời Lý Cao Tông (1173 - 1210), không rõ năm sinh, năm mất. Làm quan đến Thái Uý, tước Vương. Chính ông đã đưa ý kiến nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị không bị hỗn tạp, vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    (ĐSPL) - Đàm Dĩ Mông là danh thần đời Lý Cao Tông (1173 - 1210), không rõ năm sinh, năm mất. Làm quan đến Thái Uý, tước Vương. Chính ông đã đưa ý kiến nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị không bị hỗn tạp, vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y

    Án xưa: Nỗi oan khuất quanh ngai báu

    Án xưa: Nỗi oan khuất quanh ngai báu

    Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng Giêng năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281), là con trai thứ của Trần Nhân Tông, em của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông.

    Sự thật về nỗi

    Sự thật về nỗi "hàm oan" của nhà thơ Bút Tre

    (ĐSPL) - Bút Tre - Đặng Văn Đăng - người tiên phong cho một hướng đi ngược lại với văn chương hàn lâm, bác học trả lại cho văn hóa dân gian cái chân chất vốn có của ngàn năm thôn quê, mộc mạc mà dễ nhớ. Ấy thế mà, có thời gian, ông Đăng đã ôm nỗi oan lớn lắm…