+Aa-
    Zalo

    Thị trường trái cây giữa Việt Nam và EU còn đang bỏ ngỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ hội tiếp cận giữa các doanh nghiệp Việt Nam - EU còn hạn chế. Phần lớn hoa quả của Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

    Cơ hội tiếp cận giữa các doanh nghiệp Việt Nam - EU còn hạn chế. Phần lớn hoa quả của Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

    Nội dung được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia quan tâm tại Hội thảo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) an toàn thực phẩm và cơ hội tiếp cận thị trường cho nông sản Việt Nam và đồ uống tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội chính là thị trường trái cây giữa Việt Nam và EU đang còn bỏ ngỏ.

    Nói về vấn đề này, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển cây trồng Fresh Studio, ông Rene van Rensen cho biết, xuất khẩu của Việt Nam hiện tăng trưởng tốt với nhiều mặt hàng đã có thương hiệu trên thế giới và thị trường EU như hạt điều; cà phê, gạo, cá...


    Tuy nhiên, với mặt hàng trái cây, cơ hội tiếp cận giữa các doanh nghiệp Việt Nam - EU còn hạn chế. Phần lớn hoa quả của Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

    Do vậy, ông Rene van Rensen đưa ý kiến, Việt Nam nên mở rộng hợp tác đối với mặt hàng này với doanh nghiệp thuộc các nước EU. Tuy nhiên, để hiện diện được tại các nước EU đòi hỏi sản phẩm hoa quả của Việt Nam vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc...

    Nêu nguyên nhân về sản phẩm hoa quả chưa tiếp cận với thị trường EU, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, lý do chính là bởi hoa quả của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của EU.

    Theo ông Phùng Hữu Hào, thời gian tới, để mặt hàng này có cơ hội xuất khẩu tới thị trường khó tính như EU, Việt Nam tiếp tục cần sự hỗ trợ phía cơ quan châu Âu về trang thiết bị trong phòng kiểm nghiệm; đào tạo tập huấn kỹ năng cần thiết đối với cán bộ làm việc tại đây để kiểm tra, phân tích phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở ngưỡng thấp theo yêu cầu khắt khe của EU nói riêng và của nhiều nước trên thế giới.

    Việt Nam cần kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ các cơ quan thẩm quyền của châu Âu về lĩnh vực đào tạo, tập huấn đối với thanh tra viên cũng như kinh nghiệm trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
    Đây là lĩnh vực có thể không khó khăn với các nước Châu Âu vì quy mô sản xuất từ trồng trọt; chăn nuôi đến các cơ sở chế biến đều ở quy mô lớn. Trong khi đó, ở Việt Nam , điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

    Ông Phùng Hữu Hào cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn sẵn sàng làm việc và cung cấp thông tin mới nhất cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp EU hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam.

    Cùng quan điểm, một số đại biểu khác cũng cho rằng, trái cây Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU còn thấp là do kiểm soát chuỗi cung ứng chưa tốt. Việt Nam cần nhà đầu tư có quy mô lớn hỗ trợ, giúp đỡ về phương thức canh tác mới để đạt chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất, tạo điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU và thị trường khó tính khác.

    Thống kê cho thấy, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện gồm: Hoa Kỳ chiếm 21%; EU chiếm 19%; ASEAN chiếm 11%; Trung Quốc chiếm 10% và Nhật Bản là 9%.

    Trong các mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu sang EU gồm: cà phê chiếm 5%; gỗ 3%; hạt điều 1%.

    Xem thêm video:

    [mecloud]TBiajvb0RT[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-truong-trai-cay-giua-viet-nam-va-eu-con-dang-bo-ngo-a168990.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan