+Aa-
    Zalo

    Thèm bánh chưng nếp nương lá riềng, thịt lợn mán ngon, sạch ở Hà Nội biết mua đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bánh chưng thì quá đỗi đa dạng, phong phú nhưng để tìm được nơi bán ngon, nhất định phải biết chỗ chứ không thể mua bừa.

    Bánh chưng thì quá đỗi đa dạng, phong phú nhưng để tìm được nơi bán ngon, nhất định phải biết chỗ chứ không thể mua bừa. Người Việt Nam thường ưu tiên những địa chỉ bán bánh chưng lâu năm, đã được nhiều lớp thế hệ kiểm chứng qua thời gian.

    Nhịp sống hối hả, người dân ngày càng bận rộn với những công việc riêng. Chiếc bánh Chưng, dẫu là món ăn ngon của dân tộc, công việc gói bánh cũng là nét đẹp ngày Tết nhưng nhiều người dân cũng buộc phải lựa chọn xếp lùi lại cho những công việc cấp bách, "quan trọng" hơn.

    Chị Nguyễn Thị Phương Linh, đang làm việc tại một công ty bất động sản cho biết: Tôi rất thích gói bánh chưng nhưng cuối năm nhiều việc quá nên đành đi đặt bánh bên ngoài.

    Năm nay là năm đầu chị Ngô Thị Tú Anh ăn Tết ở nhà chồng nên chị cũng đã đặt 3 cặp bánh chưng loại mới, lạ để lấy lòng bố mẹ chồng. “Giờ Tết nhất ở quê còn gói bánh chưng chứ ở Hà Nội ít nhà làm lắm. Vì cũng chẳng ăn mấy, chỉ sắm đôi cặp đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên và biếu hai bên nội ngoại thôi”, chị Tú Anh chia sẻ.

    Trên thị trường, ngoài loại bánh chưng truyền thống thông thường, hiện có rất nhiều loại bánh chưng mới lạ được biến tấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau như bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng ngũ sắc,... khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

    Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, được nhiều khách hàng săn đón vẫn phải nhắc đến những chiếc bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên mang của nghệ nhân Trần Thị Kiều ở Điện Biên. Bà Kiều vốn là người dân tộc Tày, quê gốc ở Lạng Sơn sáng tạo nên.

    Bánh chưng được gói thủ công gia truyền từ những bàn tay tài hoa của người thợ gói bánh lâu năm, với những nguyên liệu thơm ngon, hảo hạng số 1 của vùng đất Tây Bắc- Điện Biên.

    Bánh chưng được làm bằng những hạt gạo dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên khi bánh được ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền. Đặc biệt, dù có để đến hạn cuối cùng của việc bảo quản, bánh vẫn không hề bị lại gạo, có thể vận chuyển đi xa mà vẫn bảo toàn được đúng chất lượng và hương vị như bánh mới.

    Đỗ xanh được chọn phải là loại có xuất xứ từ những vùng quê chuyên trồng đỗ, loại này khi nấu sẽ bở tơi, màu vàng óng và cho vị vừa béo, vừa bùi. Thịt ba chỉ phải là thịt của loại lợn mán giống hiếm được nuôi bởi người bản địa. Trung bình, người nuôi phải mất khoảng 3 năm mới có thể hoàn thành một lứa lợn đủ chuẩn để xuất chuồng. Và trong quá trình nuôi, lợn được thả rông, hoàn toàn không được cho ăn cám; thay vào đó là các loại thức ăn tự nhiên như ngô, khoai, sắn và rau rừng. Do đó, thịt lợn sạch, cho vị thơm ngon, an toàn cho người sử dụng.

    Nét độc đáo của bánh chưng do bà Kiều làm là không cần sử dụng khuôn bánh nhưng người gói vẫn tạo ra những chiếc bánh vuông vức, đẹp mắt, bánh chặt và chắc chắn. Và đặc biệt, sau khi luộc chín, vỏ bánh xanh đều và lạt buộc không hề xô lệch, từng chiếc bánh vẫn “vuông thành sắc cạnh” một cách đều đặn. Thêm vào đó, bánh có thể để trong nhiều ngày nhưng vẫn không bị “lại gạo” nên việc bảo quản không quá khó, có thể vận chuyển đi xa mà vẫn bảo toàn được đúng chất lượng và hương vị.

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/them-banh-chung-nep-nuong-la-rieng-thit-lon-man-ngon-sach-o-ha-noi-biet-mua-dau-a209381.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan