+Aa-
    Zalo

    Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động ứng phó với triều cường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Là một trong những đô thị phát triển bậc nhất ở khu vực nhưng Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua vẫn đang loay hoay tìm lời giải thỏa đáng cho bài toán ngập lụt.

    Là một trong những đô thị phát triển bậc nhất ở khu vực nhưng Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua vẫn đang loay hoay tìm lời giải thỏa đáng cho bài toán ngập lụt do triều cường gây ra, khiến rất nhiều khu vực nội thành chìm trong biển nước.
    Nguyên nhân của tình trạng này, theo nhiều nhà nghiên cứu là do thành phố chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của biển Đông. Có thể nói, cùng với việc xây dựng hệ thống chống ngập chưa đồng bộ và những biến đổi bất thường của khí hậu, tình trạng triều cường gây ngập lụt đang ngày một trở lên nghiêm trọng, thành nỗi ám ảnh của hàng ngàn hộ dân sinh sống nơi đây.
    Mệt mỏi vì nước ngập sâu
    Với hệ thống kênh rạch chằng chịt ăn thông ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên có thể nói, chế độ triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc rất lớn vào chế độ triều cường của những dòng sông trên và chế độ nước lên xuống của vùng biển Đông. Cụ thể, những địa phương thường xuyên để xảy ra tình trạng ngập nặng vì triều cường ở thành phố gồm có các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Phú, Quận 2, quận 6, quận 8, quận 7…bởi địa hình những khu vực này là trũng thấp, lại được bao quanh bởi những kênh rạch lớn khiến mực nước triều lên rất nhanh trong những ngày có đỉnh triều. Theo ghi nhận, mực nước dâng lên do triều cường tại những khu vực trên khi đạt đỉnh thường xuyên dao động ở mức là 1,3 đến 1,5 mét, cá biệt có những đợt đỉnh triều cao tới 1,6 mét ở nhiều điểm khác nhau. Nghĩa là, một vùng rộng lớn chiếm tới 2/3 diện tích thành phố sẽ bị nước dâng lên tới chừng mét rưỡi. Chính vì điều này mà rất nhiều phương án chống ngập đã được xây dựng trong nhiều năm qua nhưng vẫn không làm sao ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này.
    Có thể nói, tình trạng triều cường gây ngập sâu nhiều tuyến đường, khu dân cư xảy ra ở thành phố đã gây phiền toái cho rất nhiều người, nhất là khi đang di chuyển trên đường. Từ việc di chuyển khó khăn cho tới việc hư hỏng đồ đạc, vật dụng trong gia đình hay làm chập mạch các hệ thống điện. Theo những người dân ngụ ở phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) thì hầu hết những căn nhà ở đây đều xây cửa rất cao, nền nhà cũng phải tôn lên thêm so với mặt đường rất nhiều lần nhưng tình trạng ngập úng vẫn liên tục xảy ra. Nhiều đồ đạc, nhất là đồ gỗ gia dụng như bàn ghế, giường tủ thường bị hư hỏng do nước ngập sâu. Cá biệt, nhiều khi một đoạn đê bao nào đó ở khu vực ven sông Sài Gòn chẳng may bị vỡ vì nước triều quá lớn thì cả trăm hộ dân lại chìm trong biển nước mà không biết phải làm sao.
    Hiện tượng triều cường tại những khu vực nêu trên ở thành phố Hồ Chí Minh, theo tìm hiểu của chúng tôi chính là do chế độ thủy triều của khu vực biển Đông gây ra. Cụ thể, khi mặt trăng tiến lại gần bề mặt của trái đất trong quỹ đạo quay của mình, lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất sẽ tăng lên, khiến cho lực hút giữa hai vật thể khổng lồ này cũng tăng theo. Đó chính là nguyên nhân khiến cho mực nước biển bị hút dâng lên so với bình thường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trường, triều cường ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh tăng cao sau nhiều năm không đơn giản chỉ là một hiện tượng thiên nhiên thuần túy mà còn có tác động rất lớn của con người.  Theo đó, chính là hệ thống cống nước thải xử lý của thành phố chưa thực sự đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của dân số và sự xây dựng nhà cửa, các công trình khác một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đồng bộ khiến cho mực nước triều cũng có xu hướng tăng cao hơn. Nghĩa là, hiện tượng triều cường ở một số khu vực trong thành phố không chỉ tuân theo những quy luật tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng nhiều của những tác động do con người tạo nên. Những tác động này, qua so sánh biểu đồ mực triều cường trung bình trong hơn hai mươi năm qua cho thấy rằng, mức đỉnh triều thường có xu thế tăng cao hơn trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy tác động của con người có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên những biến động của môi trường xung quanh. Ngoài ra, phải kể đến một nguyên nhân quan trọng khác nữa là việc xả lũ ở phía thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nơi có những hồ chứa nước Dầu Tiếng và Trị An cũng khiến cho tình trạng ngập úng dưới vùng hạ lưu ngày một trở lên trầm trọng hơn. Theo khảo sát hiện nay, 75\% các khu vực bị ngập ở TPHCM không phải do triều cường cao mà do khả năng thoát nước của hầu hết hệ thống thoát nước mưa chỉ đáp ứng lượng mưa 80mm (trong khoảng 3 giờ mưa liên tục). Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, xuất hiện mưa lớn kéo dài nhiều giờ xảy ra cùng lúc đỉnh triều cường vượt mức báo động đã gây ngập nặng ở nhiều khu vực, nhất là các nơi có địa hình thấp hơn đỉnh triều. Bên cạnh đó, hiện tượng lún nền cũng đang diễn ra khiến tình trạng ngập càng trở lên phức tạp hơn.
    Có thể nói, hầu hết những tác động mà triều cường ở thành phố gây ra với người dân là tiêu cực. Vì vậy, việc chủ động ứng phó, phòng tránh và làm giảm tác hại của nó là việc làm cần thiết, cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Ví dụ như biện pháp xây dựng hệ thống những cột báo hiệu triều cường ở những nơi thường xuyên ngập và bị triều cường xâm lấn để cảnh báo người dân, giúp đỡ nhiều người phòng tránh khi lưu thông qua những địa điểm đó trong khoảng thời gian nhất định.
    Những biện pháp cấp bách
    Để ứng phó với triều cường, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã có rất nhiều những dự án đầu tư thiết thực để xây dựng hệ thống đê bao quanh những điểm thấp hơn mức đỉnh triều cùng các biện pháp kết hợp phòng và chống nhưng xem ra, hiệu quả của công tác này chưa thực sự được như mong đợi. Những nguy hiểm từ sự biến đổi bất thường của môi trường luôn khiến người dân cảm thấy bất an và khó thích nghi. Hơn nữa, khu vực có nền đất thấp hơn đỉnh triều rộng lớn khiến cho hầu hết các dự án đầu tư chưa đủ bao quát.
    Dự kiến, trong thời gian sắp tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện các giải pháp kiểm soát thủy triều, chủ động hạ thấp mức nước trên các kênh trục bao quanh vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ nước và các khu vực thấp, trũng, làm tăng khả năng tiêu thoát cho hệ thống cống rãnh trong thành phố, chấm dứt tình trạng úng ngập do lũ và triều, tạo nền cho việc tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập, chính quyền thành phố còn đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khác khi vận động người dân không tự ý xây cất những công trình trong dự án chống ngập cũng như phá vỡ quy hoạch chung của khu vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đê bao và cống kiểm soát triều, nạo vét các kênh rạch thoát nước quan trọng, các dự án tiêu thoát nước và xử lý nước thải cho các vùng phía Bắc, Tây, Đông - Nam, Đông - Bắc và vùng phía Nam thành phố. Theo những chuyên gia khí tượng thủy văn, mặc dù rất nỗ lực trong việc phòng chống triều cường nhưng do thực tế khách quan, do địa hình và thổ nhưỡng thấp, trải rộng nên thành phố Hồ Chí Minh chỉ hạn chế được một phần nhỏ những thiệt hại của triều cường gây ra mà thôi chứ không thể nào khắc phục hoàn toàn những ảnh hưởng của triều cường được. Vì vậy, việc toàn dân cùng chung sức ngăn chặn những tác động của triều cường là việc làm cực kỳ thiết thực.
    Có thể nói, không chỉ riêng triều cường mà ngày nay, do sự biến đổi rất bất thường của khí hậu và thời tiết, môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Điều đó đặt ra một vấn đề là chúng tay cần phải chung tay tìm những giải pháp cụ thể để cải tạo chính môi trường sống của chúng ta, trước khi những tác động của thiên nhiên trở lên khó lường và mất kiểm soát.
    Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thong tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h
    Liên hệ: Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề về xã hội \_ phân viện phía nam.
    Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
    Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519
    Đoàn Đại Trí
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-pho-ho-chi-minh-chu-dong-ung-pho-voi-trieu-cuong-a55235.html
    Hoang mang với trái cây ngâm hóa chất

    Hoang mang với trái cây ngâm hóa chất

    Hiện nay, nhu cầu sử dụng trái cây ngày một tăng cao trong thị trường khiến nhiều người, vì bất chấp lợi nhuận đã tìm cách ngâm những hóa chất độc hại vào trái cây.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hoang mang với trái cây ngâm hóa chất

    Hoang mang với trái cây ngâm hóa chất

    Hiện nay, nhu cầu sử dụng trái cây ngày một tăng cao trong thị trường khiến nhiều người, vì bất chấp lợi nhuận đã tìm cách ngâm những hóa chất độc hại vào trái cây.

    Báo động ô nhiễm cảng cá

    Báo động ô nhiễm cảng cá

    Với chiều dài hàng chục ngàn cây số bờ biển cùng hàng trăm ngàn chiếc ghe tàu làm nghề đánh bắt thủy hải sản, nước ta có rất nhiều cảng cá lớn nhỏ khắp từ bắc tới nam.