Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là nhân vật có lai lịch cực kỳ cao quý, sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc năm xưa được Nữ Oa Nương Nương dùng để vá trời. Nhờ vậy mà bản lĩnh và khả năng học hỏi của Ngộ Không cũng hơn hẳn người bình thường. Do đó, Tôn Ngộ Không từng làm nhiều việc "kinh thiên động địa" bao gồm cả đại náo Địa phủ.
Cụ thể, khi bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi xuống núi, xuất sư, Tôn Ngộ Không đã trở về Ngũ Hành Sơn sinh sống. Đây cũng là thời điểm số mệnh của hầu tử cạn kiệt. Theo đó, vào một đêm, trong lúc ngủ, linh hồn Tôn Ngộ Không đã bị Hắc Bạch Vô Thường đưa xuống Địa phủ.
Tuy nhiên, vì không chịu chấp nhận cái chết, Ngộ Không đã làm loạn dưới Địa phủ, kinh động đến cả Diêm Vương. Không những thế, Tôn Ngộ Không còn "mượn" sổ Sinh Tử và lén xoá tên mình khỏi cuốn sổ. Nhờ vậy mà hầu tử một lần nữa sống lại.
Điều đáng nói, thời điểm Tôn Ngộ Không làm loạn Địa phủ, gần như không có ai đứng ra ngăn cản mà còn nói chuyện rất kính trọng.
Cụ thể, khi Ngộ Không đánh vào Điện Diêm La của Diêm Vương, Diêm Vương đã nói: "Thượng Tiên bớt giận, thiên hạ vốn rất nhiều tên họ trùng nhau, rất có thể đã bị nhầm lẫn với người chết nào đó".
Nguyên nhân là bởi Địa phủ vốn biết rất rõ tiền kiếp kim sinh của mỗi người. Với một nhân vật có xuất thân cao quý như Ngộ Không lại còn từng được Bồ Đề Tổ Sư thu nhận, chắc hẳn Địa phủ cũng phải kính nể.
Bên cạnh đó, Tôn Ngộ Không từ đầu đã được Phật môn chọn. Tất cả những gì Ngộ Không làm chính là những việc mà Ngộ Không bắt buộc phải trải qua theo sự an bài của Thiên mệnh.
Trong khi đó, các yêu quái khác, dù có lợi hại đến đâu nhưng nếu không có được tạo hóa như vậy, chỉ cần xông vào Địa phủ làm loạn dù một chút cũng sẽ bị tiêu diệt, không thể siêu linh.
Minh Hạnh (T/h)