+Aa-
    Zalo

    Tập đoàn xây dựng Hòa Bình lý giải việc vốn chủ sở hữu chênh 60 lần với BCTC sau kiểm toán

    • H.TDSPL

    (ĐS&PL) - Theo Báo cáo tài chính (BCTC) của Hòa Bình số vốn chủ sở hữu hợp nhất tự xác định là 5.538 tỷ đồng, cao hơn gần 60 lần so với vốn chủ sở hữu theo BCTC kiểm toán

    Theo Việt Nam Plus, chiều 30/3, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết đã nộp báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 được kiểm toán bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC, đồng thời có nội dung lý giải việc vốn chủ sở hữu riêng của Công ty mẹ là 893 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hợp nhất là 93 tỷ đồng.

    Cụ thể, tổng cộng chênh lệch của vốn chủ sở hữu hợp nhất theo Báo cáo quản trị là 5.445 tỷ đồng, cộng với vốn chủ sở hữu hợp nhất theo Báo cáo tài chính kiểm toán là 93 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của Hòa Bình tự xác định là 5.538 tỷ đồng, cao hơn gần 60 lần so với vốn chủ sở hữu theo Báo cáo tài chính kiểm toán.

    Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Hòa Bình chênh 60 lần so với BCTC sau kiểm toán. Ảnh minh họa.

    Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Hòa Bình chênh 60 lần so với BCTC sau kiểm toán. Ảnh minh họa.

    Theo Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, sự chênh lệch rất lớn giữa vốn chủ sở hữu của Hòa Bình theo Báo cáo quản trị so với Báo cáo tài chính kiểm toán là do đơn vị kiểm toán áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và theo quan điểm rất thận trọng.

    Theo Tạp chí Thị trường Tài Chính Tiền Tệ, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình lý giải nguyên nhân chênh lệch vốn chủ sở hữu trong báo cáo tự lập với BCTC sau kiểm toán như sau: 

    Theo Báo cáo quản trị, giá các bất động sản được định theo giá thị trường trong khi trong Báo cáo tài chính kiểm toán được ghi nhận theo giá gốc (tức theo nguyên giá hay nói một cách khác là giá mua ban đầu). Thực tế, thị trường địa ốc ở Việt Nam có sự biến động gia tăng giá liên tục trong nhiều năm. Cách ghi nhận này đã gây ra sự chênh lệch rất lớn giữa 2 bản báo cáo, chẳng hạn như trụ sở 235 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, theo ghi nhận trên sổ sách chỉ có 5 tỷ đồng nhưng giá giao dịch hiện nay trên thị trường không dưới 75 tỷ đồng, sự chênh lệch này lên đến 15 lần.

    Ngoài bất động sản, định giá những tài sản cố định của Hòa Bình trong Báo cáo tài chính kiểm toán cũng thấp hơn rất nhiều so với thực tế, nhiều tài sản cố định thậm chí không được đưa vào định giá vốn chủ sở hữu, từ đó khiến cho vốn chủ sở hữu trong Báo cáo tài chính kiểm toán thấp hơn nhiều so với thực tế. Theo Báo cáo quản trị thì giá trị bất động sản theo thị trường hiện nay là 4.789 tỷ đồng trong khi theo Báo cáo tài chính kiểm toán chỉ ghi nhận 2.470 tỷ đồng, chênh lệch 2.319 tỷ đồng.

    Ngoài ra, giá trị còn lại của máy móc thiết bị được ghi nhận trong Báo cáo tài chính kiểm toán không phù hợp với thực tế bởi 2 lý do chính: Giá trị khấu hao theo chế độ kiểm toán hiện hành chưa phản ánh đúng với khấu hao trong thực tế và sự trượt giá trên thị trường cũng tác động đáng kể đến giá trị còn lại của máy móc thiết bị. Nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao hết và ghi nhận trong sổ sách bằng 0 nhưng thực tế vẫn còn hoạt động rất tốt. Mặt khác, giá mua mới hiện nay trên thị trường cao hơn nhiều so với nguyên giá (giá mua trước đây) cho nên sự chênh lệch về giá trị còn lại của máy móc thiết bị cũng rất lớn giữa 2 bản báo cáo. Theo đó, sự chênh lệch này lên đến 1.024 tỷ đồng.

    Mặt khác, các khoản phải trích lập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành được xác định theo tuổi nợ, trong khi theo báo cáo quản trị, chúng tôi đánh giá căn cứ vào nguyên nhân chậm thanh toán, sự đảm bảo về chất lượng công trình, mức độ hoàn thiện của hồ sơ thanh quyết toán, năng lực tài chính và những rủi ro về hoạt động kinh doanh của khách hàng cùng những đặc thù về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực địa ốc và mức độ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Hoà Bình. Theo lịch sử, chưa bao giờ Hòa Bình xóa sổ bất kỳ khoản phải thu nào. Phần hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi cụ thể có sự chênh lệch là: 1.450 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, việc tăng các khoản phải thu theo phán quyết của tòa sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu. Những đánh giá của chúng tôi còn dựa vào lịch sử kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện về thu hồi nợ mà trường hợp điển hình là món nợ trên 5 năm (theo qui định đã lập dự phòng 100%) của FLC, chúng tôi không những thu hồi được 100% nợ gốc mà còn thu cả lãi và phạt có giá trị lên đến trên 58% nợ gốc. Phần chênh lệch khoản phải thu giữa giá trị ghi nhận trên sổ sách và giá trị phán quyết của toà là: 652 tỷ đồng. Theo chúng tôi, đó là khoản nợ hoàn toàn có khả năng thu hồi.

    H.T (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tap-oan-xay-dung-hoa-binh-ly-giai-viec-von-chu-so-huu-chenh-60-lan-voi-bctc-sau-kiem-toan-a409371.html
    Điểm mặt những đơn vị

    Điểm mặt những đơn vị "có tiếng" kiểm toán báo cáo tài chính cho SCB gần 1 thập kỷ qua

    Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát vẫn đang diễn ra, mới đây trong phần hỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với vai trò là bị hại, đại diện SCB đã khẳng định trước tòa khoản tiền ngân hàng này bị thiệt hại nhiều hơn cáo trạng đã nêu rất nhiều. Vậy những năm qua lỗ hổng tài chính của SCB có thể hiện qua báo cáo hàng năm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Điểm mặt những đơn vị

    Điểm mặt những đơn vị "có tiếng" kiểm toán báo cáo tài chính cho SCB gần 1 thập kỷ qua

    Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát vẫn đang diễn ra, mới đây trong phần hỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với vai trò là bị hại, đại diện SCB đã khẳng định trước tòa khoản tiền ngân hàng này bị thiệt hại nhiều hơn cáo trạng đã nêu rất nhiều. Vậy những năm qua lỗ hổng tài chính của SCB có thể hiện qua báo cáo hàng năm.