+Aa-
    Zalo

    Tai nạn chết người ở DA đường sắt trên cao: Ai chịu trách nhiệm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Vụ tai nạn ở dự án đường sắt trên cao khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người khác bị thương nặng đã đặt ra vấn đề trách nhiệm sẽ thuộc về cá nhân, đơn vị nào?

    (ĐSPL) – Vụ tai nạn ở dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông, Hà Nội khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người khác bị thương nặng đã đặt ra vấn đề trách nhiệm sẽ thuộc về cá nhân, đơn vị nào?

    Trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Việc cẩu để đứt cáp trước tiên cần xem xét lỗi của đơn vị thi công như: Biện pháp an toàn trong thi công đã thực hiện đầy đủ chưa? hệ thống lưới che, dây cáp…. người lái cẩu có bằng cấp đầy đủ không? dây cáp cần giám định xem dây gì? đường kính dây cáp và sức nâng của dây. Từ đó, cơ quan điều tra sẽ xem xét một cách toàn diện sự việc để đưa ra đánh giá xem ai có lỗi, ai có hành vi vi phạm để xử lý và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, kiên quyết không để xảy ra sự cố tương tự trong thi công dự án.”
    Tai nạn đường sắt trên cao: Trách nhiệm thuộc về ai?

    Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân bị thiệt mạng.

    Trong khi đó, theo Luật sư Phạm Hoài Nam, Đoàn luật sư TP.HCM, trách nhiệm xảy ra vụ tai nạn thương tâm này trước hết thuộc về đơn vị tổ chức thi công, sau đó cũng cần xem xét trách nhiệm liên đới của chủ đầu tư và các cá nhân có liên quan trong quá trình thi công và vận hành cẩu tháp gây tai nạn.
    Theo các quy định về an toàn lao động đối với cẩu tháp ra công trường phải được kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cấu vận, đối chiếu mô tả với thực tế, phải tiến hành khám xét toàn bộ; tiếp đó, phải thử tải trọng tĩnh, động. Nếu đạt yêu cầu, thiết bị đó mới được cấp phiếu kết quả kiểm định. Mặt khác, chủ đầu tư cũng phải kiểm tra giám sát, đôn đốc đơn vị thi công sử dụng đúng quy trình về an toàn lao động tại công trình, các công trình xây dựng bắt buộc phải lập hàng rào đúng quy cách, chất lượng, lắp đặt các biển cảnh báo cho người dân chung quanh và người đi đường, nhằm tránh được nguy cơ tai nạn từ trên cao.
    "Như vậy, để xảy ra tai nạn gây thương vong cho người đi đường thì đơn vị tổ chức thi công và chủ đầu tư phải chịu phạt vi phạm hành chính, thì họ còn phải chi phí cứu chữa, mai táng bồi thường cho các nạn nhân theo quy định pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan tố tụng đều có thể xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn và xử lý họ về “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 285 BLHS), “tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” (điều 99 BLHS), “tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” (điều 109 BLHS)...”, luật sư Nam nêu quan điểm.
    Liên quan đến vấn đề trách nhiệm và hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị trong việc để xảy ra tai nạn đáng tiếc trên, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “Trong vụ việc trên cần xác định hai loại trách nhiệm là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại).
    Đối với trách nhiệm hình sự: Sự cố trong thi công gây hậu quả chết người và nhiều người bị thương nêu trên là hâu quả nghiêm trọng. Nếu những người có liên quan có lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra hậu quả chết người thì sẽ bị xử lý hình sự về một trong các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự (như tội vô ý làm chết người, tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp...). Nếu những người thi công và điều hành thi công hạng mục công trình đó không có lỗi với hậu quả đã xảy ra. Sự việc xảy ra là tình huống bất khả kháng, ngoài sự kiểm soát ý chí của con người thì mới không xem xét trách nhiệm hình sự.
    Đối với trách nhiệm dân sự: Trong vụ việc trên phát sinh quan hệ dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ đầu tư, người gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho các nạn nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Chương XXI, Bộ luật dân sự năm 2005. Mức bồi thường sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra bao gồm các khoản như: Chi phí cứu chữa; chi phí mai táng (với người chết); tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút (với người bị thương); Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần; Tiền cấp dưỡng cho người thân của nạn nhân bị chết (nếu có). Vụ việc trên sẽ được xác minh làm rõ và xử lý theo pháp luật”.
    Tai nạn đường sắt trên cao: Trách nhiệm thuộc về ai?

    Hiện trường vụ tai nạn.

    Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 6/11, tại đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội (đoạn đối diện Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam).
    Tin tức ban đầu, vào thời điểm trên, trong lúc thi công cầu đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông, một khối cốt pha bằng sắt của đội thi công Xí nghiệp cầu 17, Tổng Công ty Công trình Giao thông 1 (Cienco 1) rơi xuống do bị đứt dây cẩu.
    Vụ tai nạn đã khiến anh Nguyễn Như Ngọc (SN 1981, quê Nghĩa Hưng, Nam Định) tử vong tại chỗ và 3 người khác bị thương được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
    Sau vụ tai nạn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã yêu cầu đình chỉ thi công toàn tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-nan-chet-nguoi-o-da-duong-sat-tren-cao-ai-chiu-trach-nhiem-a67778.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan