+Aa-
    Zalo

    Tái bổ nhiệm nữ GĐ bệnh viện "trẻ hơn tuổi" là trái quy định

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - TS. Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia nêu ý kiến trong cuộc trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật.

    (ĐSPL) - TS. Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia nêu ý kiến trong cuộc trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật.

    TS. Ngô Thành Can.

    Ai phải chịu trách nhiệm?

    Thưa ông, Chính phủ đã có Nghị định quy định về việc kéo dài thời gian công tác cho cán bộ công chức khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo đó, trong thời gian công tác kéo dài thêm, cán bộ, công chức không được giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp làm trái. ông có bình luận gì về tình trạng này?

    Cần xem xét ở hai khía cạnh. Một là, chủ trương và hướng dẫn chính thức. Hai là căn cứ vào tình hình thực tế. Theo quy định, những người sắp đến tuổi về hưu, thời gian công tác không còn đủ một nhiệm kỳ... thì không được bổ nhiệm vào những vị trí quản lý. Tuy nhiên, việc sắp xếp công việc cho từng cán bộ lại phụ thuộc vào thực tế của từng cơ quan. Người ta có khả năng lãnh đạo tốt, được tín nhiệm thường sẽ được giữ vị trí đó và có thể được bổ nhiệm lại. Còn một số trường hợp đặc biệt, cũng có thể vì lý do đảm bảo tính liên tục của một số công việc quan trọng thì họ vẫn được giữ vị trí thêm một thời gian nữa.

    Có ý kiến cho rằng, việc cố tình nấn ná ở các vị trí lãnh đạo, quản lý là một cách "giữ ghế" của một số cán bộ. Ông có đồng tình với quan điểm này?

    Khi xét về mặt lý thuyết, về chủ trương thì những người giữ vị trí quan trọng khi được xem xét bổ nhiệm lại có thể vì mục đích duy trì vai trò, công việc một cách liên tục. Tuy nhiên, trong thực tế, có một số người đã lợi dụng phần công việc, uy tín của mình (kể cả tập thể khi xét duyệt tiếp tục bổ nhiệm cho cá nhân đó-PV) để cầu lợi, "giữ ghế". Báo chí cũng đã từng phản ánh không ít vụ việc tương tự, song điều quan trọng là bản thân cá nhân người được tái bổ nhiệm khi sắp đến tuổi về hưu phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước, chứ không nên lợi dụng chủ trương, chính sách để cầu lợi cho mình. Và, khi xem xét cũng phải nhìn nhận đến vai trò của tập thể đơn vị đã "chuẩn hoá" các quy định hay chưa?

    Phần này cũng phải nhìn nhận từ hai phía. Cá nhân họ lợi dụng các chính sách để tranh thủ thêm. Tuy nhiên, tập thể hoặc cán bộ cấp trên khi xem xét giữ họ lại cũng có sơ suất là không xem xét một cách toàn diện. Vậy thì lỗi không riêng cá nhân người đó mà còn liên quan đến cả tập thể hoặc cán bộ cấp trên bởi một người không thể muốn là có thể ở lại được. Tập thể đó cũng chưa làm hết trách nhiệm nên chưa thực hiện theo đúng quy định mà Nhà nước đã đề ra.

    "Dọn đường" cho những... ngoại lệ

    Có những cá nhân hoặc tập thể lấy lý do cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm giữ vị trí lãnh đạo nên sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ để hợp lý hoá việc nấn ná ở lại của mình. Điều này phải chăng đang trái với chủ trương trẻ hoá lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thưa ông?

    Chúng ta có hai cách nhìn nhận khác nhau trong việc sử dụng cán bộ. Những người có khả năng lãnh đạo, tận tâm, tận lực với công việc và xây dựng những lứa cán bộ sau tiếp bước họ. Những người đó xứng đáng vì dân, vì nước.

    Dư luận đã được biết đến cán bộ ở một số tỉnh, thành. Đặc biệt là ở Đà Nẵng. Ta thấy rằng, họ tự hào về công việc của mình và buồn vì phần việc còn dang dở chưa hoàn thành. Nhưng, họ biết tin tưởng vào đội ngũ cán bộ trẻ. Từ hiện tượng đó, ta cũng lại phải nhìn nhận có những cán bộ luôn tự cho mình là người có năng lực, chỉ có mình mới làm tốt công việc, gây ảnh hưởng, lợi dụng một số thiện chí để tiếp tục cầu lợi cho mình. Cái quan trọng, trong công tác cán bộ phải nhìn nhận ra những cán bộ tâm huyết năng lực và những cán bộ vụ lợi, cá nhân. Một tập thể khi xem xét cán bộ cũng cần phải tuân thủ pháp luật, không có chuyện "ngoại lệ" để xem xét. Khi có một trường hợp ngoại lệ thì sẽ có rất nhiều trường hợp ngoại lệ khác. Nhiều người hay phản ánh rằng, người ta làm những ngoại lệ cho người này để cho cấp khác lại xét thêm ngoại lệ cho bản thân họ nữa.

    Vừa qua, dư luận bày tỏ rất nhiều ý kiến liên quan đến việc giám Giám đốc bệnh viện Sản - Nhi Cà Màu sắp về hưu nhưng vẫn được tái bổ nhiệm vì còn... trẻ so với tuổi. ông có bình luận gì về vụ việc trên?

    Tôi có đọc qua thông tin trên báo chí, lý giải về quyết định tái bổ nhiệm Giám đốc bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau khi sắp đến tuổi về hưu, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau thừa nhận việc tái bổ nhiệm này là ngoại lệ, vì theo quy định thì không đủ điều kiện. Do vị Giám đốc bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau có năng lực, lãnh đạo tốt trong công việc và chưa có người thay thế. Tuy nhiên, lý giải như thế nào thì cũng là trái quy định. Nghị định về việc kéo dài thời gian công tác cho cán bộ công chức khi đến tuổi nghỉ hưu quy định rõ: "Trong thời gian công tác kéo dài thêm, cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý".

    Trân trọng cảm ơn tiến sỹ!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-bo-nhiem-nu-gd-benh-vien-tre-hon-tuoi-la-trai-quy-dinh-a74749.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan