+Aa-
    Zalo

    Tái bổ nhiệm lãnh đạo "trẻ hơn tuổi": Sự vội vàng rất cảm tính!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dù đã được giải thích là cân nhắc kỹ, là do tiếp thu ý kiến gợi mở trực tiếp của cấp trên.... người ta vẫn thấy ở đây một sự vội vàng rất cảm tính và thiếu sự ng

    (ĐSPL) - Dù đã được giải thích là cân nhắc kỹ, là do tiếp thu ý kiến gợi mở trực tiếp của cấp trên.... người ta vẫn thấy ở đây một sự vội vàng rất cảm tính và thiếu sự nghiêm túc cần thiết trong công tác cán bộ.

    Luật đã quy định tương đối rõ ràng nhưng dường như một số địa phương vẫn tìm cách vận dụng "linh hoạt" để đưa ra những "đặc quyền, đặc lợi" cho riêng mình.

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Lê Văn Cuông - nguyên ĐBQH khoá XII cho biết, việc tái bổ nhiệm cán bộ, công chức đến tuổi về hưu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

    Ông Lê Văn Cuông.

    Theo ông Cuông, với những trường hợp chờ nghỉ hưu, chỉ có thể ra thông báo kéo dài thời gian công tác. Quyết định bổ nhiệm lại phải đảm bảo tiêu chí ít nhất thời gian phải đủ một nhiệm kỳ (5 năm) hoặc tái cử với điều kiện còn quá bán nửa nhiệm kỳ (hai năm rưỡi). "Trong thực tế, có những trường hợp có năng lực lãnh đạo, có tín nhiệm cao cũng được "ưu ái" đề cử tái bổ nhiệm. Nhưng, việc cán bộ có được cơ cấu lại hay không vẫn phải căn cứ vào quy định của pháp luật", vị này nói.

    Nhiều người quan niệm, còn tại vị là còn lương cao, còn bổng lộc, quyền lực... Khi về hưu rồi chỉ còn lương ba cọc, ba đồng, bổng lộc hết. Chính vì thế, cũng nảy sinh tình trạng một số cán bộ sắp đến tuổi về hưu bỗng dưng lại "trẻ ra" vài tuổi. Chẳng hạn, họ "trẻ hóa" bằng cách làm lại giấy khai sinh để kéo dài thêm năm công tác.

    "Tôi còn nhớ trường hợp hồi tháng 2 năm nay, báo chí phản ánh chuyện vị Viện trưởng Viện KSND một tỉnh làm lại giấy khai sinh để "trẻ lại" 4 tuổi vào những tháng cận kề tuổi nghỉ hưu (từ năm sinh 1952 thành 1956). Cũng có những trường hợp, khi đến tuổi về hưu lại "cố gỡ" bằng cách ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm con, cháu trong nhà hay các mối quan hệ vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan, "cơ cấu, cài cắm"”, ông Cuông dẫn chứng.

    Thực tế, có nhiều người đưa lý do cần thêm thời gian hoàn thành nốt công việc dang dở, đang có dự án này, dự án kia triển khai... Vì thế, trong công tác bổ nhiệm cán bộ, các quy định của pháp luật được xem là thước đo, chuẩn mực cần phải thực hiện nghiêm túc, tránh nể nang, ngoại lệ. Ông Cuông thẳng thắn: "Về hưu không phải là việc "đột xuất" (thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Lao động) nên những cán bộ sắp về hưu không thể lấy lý do để xin thêm thời gian vun vén cho bản thân".

    Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, giảng viên chính bộ môn Luật (trường ĐH Lao động Xã hội) khẳng định: "Dù bất cứ cấp nào, cao hay thấp, bất kể cá nhân nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nếu tiếp tục để cán bộ sắp về hưu "ngồi vào" các vị trí lãnh đạo lại mâu thuẫn với việc muốn trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Do đó, phải xây dựng một chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phù hợp, để "tre già, măng mọc", đảm bảo sự luân chuyển cán bộ theo dòng chảy tự nhiên".

    Theo bà Vân, đối với những cán bộ sắp về hưu, dù có năng lực về nhiều mặt nhưng cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng, họ sẽ làm tốt nhiệm vụ. Đó là chưa nói, nhiều người trong độ tuổi đó còn gặp các vấn đề về sức khoẻ. Vậy nên, các đơn vị phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà nước. "Có nhiều cán bộ, khi đến tuổi về hưu, họ rất thoải mái và tin tưởng trao lại công việc cho những người kế nhiệm. Vậy nên tôi nghĩ, những người đi trước phải có sự tin tưởng. Không vì lý do nào đó mà cố "nấn ná" thêm để "giữ ghế" cho mình", bà Vân nói thêm.

    Thế nên, khi đem những việc bổ nhiệm "thần kỳ" kể trên đặt vào trong khung pháp luật, mới thấy rằng, cái ý tứ đó hình như đã bị chính những cơ quan thực thi pháp luật làm sai lệch.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-bo-nhiem-lanh-dao-tre-hon-tuoi-su-voi-vang-rat-cam-tinh-a74747.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan