Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, y sĩ, các cơ sở y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng là vi phạm các quy định của pháp luật.
Theo Bộ Y tế, một số trang mạng và phương tiện truyền thông đang quảng cáo thực phẩm chức năng chưa được cấp phép hoặc quảng cáo thông tin sai lệch về sản phẩm.
Trong chương trình tường thuật trực tiếp trận đấu bóng đá, FPT Telecom xuất hiện hình ảnh quảng cáo các website cá độ, cá cược bất hợp pháp tại Việt Nam.
Vào thời điểm đoạn clip 2 nghệ sĩ xiếc biểu diễn đồng tác "chồng đầu" điều khiển xe được đăng tải lên mạng xã hội thì nội dung quảng cáo chính thức chưa được phát hành. Do đó, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phối hợp xác định tài khoản đã đăng tải đoạn clip để xem xét xử lý theo quy định.
Kết quả rà soát của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) trong tháng 9 cho thấy, 18 tỉnh, thành phố và 10 bộ, ngành còn tồn tại 67 website cơ quan nhà nước bị lợi dụng chèn nội dung quảng cáo không phù hợp.
Tài xế điều khiển xe buýt vi phạm quy định đã bị tổ công tác CSGT xử phạt 3,5 triệu đồng, tạm giữ Giấy phép lái xe 7 ngày. Đồng thời phải tháo gỡ toàn bộ phần decal quảng cáo dán không đúng quy định.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ kiến nghị bổ sung thêm chế tài mạnh hơn để xử lý các nghệ sỹ, người nổi tiếng có hành vi quảng cáo sai sự thật, vi phạm Luật Quảng cáo.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo khẩn về việc lợi dụng hình ảnh, danh tính của bác sĩ, giả mạo giấy tờ để quảng cáo bán sản phẩm Hương Phục Khí.
Để thu hút khách hàng vay tiền, mỗi ngày, đối tượng Trần Ngọc Tùng (29 tuổi, quê Hải Phòng) đã cho người dán khoảng 1.000 tờ rơi quảng cáo ở khắp các ngõ ngách trên địa bàn.
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chi vài chục tỷ cho tới vài trăm tỷ đồng để truyền thông mỗi năm. Song, vấn đề cốt lõi của bảo hiểm chưa được các chiến dịch truyền thông chú trọng.
Dù được cục An toàn thực phẩm - bộ Y tế cấp phép lưu hành dưới hình thức thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng sản phẩm Phong tê thấp-HTP đang quảng cáo không đúng bản chất, vi phạm luật Quảng cáo.
Sau sự kiện “chiến thần review” đăng tải video bán dầu gội 18k và 11k của hãng Dược phẩm Hoa Linh đã gây “bão” truyền thông, nhất là sự phản ứng của cộng đồng các nhà thuốc trước nghi ngờ của khách hàng về việc “thổi giá” sản phẩm.
Hãng hàng không danh tiếng đã phải bồi thường số tiền 8.440 USD (tương đương gần 200 triệu đồng) cho vị khách nam ngay sau khi người đàn ông này chia sẻ trải nghiệm dịch vụ không như kỳ vọng.
MC Cát Tường cho biết cô đã nắm rõ những phản hồi của khán giả về việc cô quảng cáo tràn lan trên YouTube. Đồng thời, cô sẽ trả lời hết mọi thắc mắc của khán giả.
Bất chấp nhiều lần bị xử phạt, Vua Nệm tiếp tục tung chiêu quảng cáo “xôi thịt” trên trang fanpage với thông điệp "Nệm là để yêu" nhân dịp lễ Valentine (14/2).
Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.
Các nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai phạm, ngoài xử phạt hành chính sẽ có các giải pháp khác, bao gồm hạn chế hình ảnh trên không gian mạng, sóng truyền hình, báo chí...
Khi vướng scandal liên quan tới vi phạm quy định quảng cáo, những người nổi tiếng thường đưa ra lời xin lỗi, song, tai tiếng này là vết nhơ khó bỏ trong lý lịch nghệ sĩ.
Động thái của Haarlem, một thành phố ở Hà Lan, được coi là một phần trong nỗ lực cắt giảm tiêu thụ sau khi thịt được phát hiện là nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu.
Google Play ra quy định mới liên quan tới quảng cáo, Apple, Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone… là những tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 1/8/2022.
Theo Tổng cục Quản lý Thị trường Trung Quốc, người nổi tiếng nhận quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, lừa gạt hay làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng khách hàng sẽ bị phạt hành chính, không được phép nhận quảng cáo mới trong vòng 3 năm liên tiếp.