Tòa cấp phúc thẩm cho rằng, các bị cáo bỏ trốn trong vụ đại án AIC đều không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự (là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) nên tòa không chấp nhận đơn “kháng cáo thay”.
Sáng 22/5, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai do có kháng cáo của 15/36 bị cáo và bị đơn dân sự.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng: “việc để luật sư chỉ định làm đơn kháng cáo thay cho những người đang bỏ trốn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không bao giờ chấp nhận với những đơn kháng cáo như vậy”.
Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên, liên quan 3 vụ án lớn là Vạn Thịnh Phát, AIC, Việt Á, Thường trực Ban chỉ đạo và Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu ưu tiên để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi đúng theo thời hạn luật định.
TAND Cấp cao tại Hà Nội chuẩn bị xét xử vụ án "thông thầu" tại Bệnh viện Đồng Nai đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 đồng phạm do được luật sư “kháng cáo thay”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AIC) và 8 bị can khác bị khởi tố khi Bộ Công an điều tra sai phạm liên quan Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM.
Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực Nguyễn Thanh Hải khẳng định đến nay chưa nhận được thông tin nào liên quan đến việc thay đổi quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC bỏ trốn) không thuộc chủ thể quyền kháng cáo. Do đó, việc kháng cáo của luật sư sẽ không được chấp nhận.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai không kháng cáo, chấp nhận bản án vụ án Công ty AIC thông thầu xảy ra tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn, bị xét xử vắng mặt với mức án 30 năm tù nhưng được luật sư "kháng cáo thay", cho rằng quá trình điều tra chưa đầy đủ, chưa chứng minh được bà Nhàn là chủ mưu trong việc thông thầu.
Các dữ liệu cho thấy, Tập đoàn của ông Trương Quang Minh là doanh nghiệp mua lại 4.000m2 đất vàng Xuân Đỉnh thông qua việc mua cổ phần tại Bất động sản AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX duy trì các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty AIC để bảo đảm thi hành án.
Đại diện công ty cho hay AIC đã bị phong tỏa 4 tài khoản ngân hàng, trong đó có 107 tỷ đồng. Công ty này chấp thuận sử dụng toàn bộ số tiền trên để khắc phục hậu quả.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) hiện đang bỏ trốn vẫn được HĐXX chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.
“Bà trùm” AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố ở khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong trường hợp bị can hoặc người thân của họ không nhờ người khác bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cử người bào chữa.
Quá trình vận hành công ty, bà Nhàn yêu cầu lãnh đạo và nhân viên phải thực hiện "quy trình 70 bước thực hiện dự án thiết bị không có xây dựng", trong đó có nội dung thông thầu và gian lận trong đấu thầu.
Bà Nhàn bị cơ quan truy tố cáo buộc đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho cựu bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 14,5 tỉ đồng, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái 14,5 tỉ đồng và cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai 14,8 tỉ đồng.
Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn dù bỏ trốn cũng không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.
Tại buổi khám xét, Cơ quan CSĐT- bộ Công an đã phá két sắt tại trụ sở Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn để kiểm tra và thu giữ nhiều tài liệu quan trọng cho việc điều tra vụ án.
(ĐSPL) - “Trước hết tôi bất ngờ, vì không nghĩ mình đã phạm luật. Tuy nhiên, khi đọc kỹ thư với sự phân tích của luật sư, tôi hiểu mình có thể đã vi phạm bản quyền".