Tại Việt Nam có một loài cây rất phổ biến nhưng có khả năng mọc ra vàng. Nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật 100%.
Theo đó, loài cây này là cây bạch đàn hay còn gọi là cây khuynh diệp. Bạch đàn (Eucalyptus) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc.
Ở Việt Nam loài cây này rất phổ biến và có khoảng 10 loại bạch đàn. Bạch đàn đỏ thích hợp vùng đồng bằng. Bạch đàn trắng thường được trồng ở các vùng gần biển. Bạch đàn lá nhỏ có nhiều ở các vùng đồi Thừa Thiên Huế. Bạch đàn liễu có ở các vùng cao miền Bắc Việt Nam. Bạch đàn chanh trồng ở những vùng thấp và lá hay được thu gom làm tinh dầu….
Cây bạch đàn rất phổ biến ở Việt Nam. |
Bạch đàn vốn đã khá nổi tiếng vì một loại tinh dầu chiết suất trong đó: dầu khuynh điệp. Thế nhưng vào năm 2013, giới khoa học ở Úc phát hiện ra một sự thật gây sốc của loài cây này, đó là trên lá cây có chứa vàng.
Theo thông tin trên Trí thức trẻ, sở dĩ bạch đàn có được khả năng đặc biệt “mọc” ra vàng là nhờ bộ rễ của nó: rễ cọc, có thể cắm sâu tới 40m để tìm nước khi sinh trưởng trong những khu vực khô hạn.
Bộ rễ cọc đó hoạt động giống như một máy bơm nước vậy. Nếu chạm đến nguồn nước ngầm gần các mỏ vàng, nó sẽ hút được cả tinh thể vàng lên.
Có điều, vàng không phải là một kim loại có lợi, nếu không muốn nói là độc hại dành cho đời sống của cây. Chính vì thế, cây có cơ chế dồn vàng lên các đầu mút của cây, như lá cây chẳng hạn, để giảm thiểu phản ứng sinh hoá độc hại.
Liên quan đến câu chuyện có thật này, Khám phá thông tin thêm, số lượng vàng trong lá bạch đàn có nhưng không nhiều. Tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng... 46 phần tỉ, tức khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá.
Như vậy, tính ra, nếu vặt hết lá của 500 cây bạch đàn trồng trên mỏ vàng, số lượng thu được sau đó chỉ đủ để đánh một chiếc nhẫn nhỏ. Chính vì vậy, bạn đừng mong có thể làm giàu từ bạch đàn.
Tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng... 46 phần tỉ, tức khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá. |
Bằng mắt thường, chúng ta rất khó phát hiện được vàng có trong lá cây bạch đàn. Các nhà khoa học đã phải dùng tới tia X mới có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng.
Cũng theo các nhà khoa học, thay vì đào thăm dò, các nhà khai thác giờ đây có thể phát hiện các mỏ vàng ngầm nhờ bạch đàn.
Thúy Quỳnh (T/h)