(ĐSPL) - Mới đây, loài cá rô được mệnh danh là "sát thủ" khiến dư luận xôn xao là cá rô đồng "biết đi" ở Úc và cá rô phi bị đóng băng 2 năm vẫn hồi sinh ở Trung Quốc. Vì sao loài cá này lại có sức sống thần kì như vậy?
Đoạn video Cá Rô Đồng 'biết đi' khiến Australia lo sợ:
[mecloud]anzxgBJ81y[/mecloud]
Các chuyên gia của Đại học James Cook University đã phát hiện ra rằng loài cá “biết đi” (tên khoa học là Anabas testudineus) mà họ đang nghiên cứu có thể bò qua được các hòn đảo ở Eo Torres, nơi chỉ nằm cách lục địa Papua New Guinea chỉ từ 4 đến 6 km. Đây là loại Cá Rô Đồng quen thuộc ở Việt Nam có thể sống trên cạn, không cần nước đến 6 ngày.
Cá rô đồng có thể sống trên cạn, không cần nước đến 6 ngày. Ảnh: Guardian. |
Tiến sỹ Nathan Waltham nói đã có bằng chứng cho thấy loài cá nước ngọt này có thể chuyển địa bàn sinh sống từ nơi có nước ngọt sang môi trường nước mặn.
Loài cá rô này đang là mối đe dọa đối với những loài cá ăn thịt ở Úc. Các nhà khoa học đã phát hiện những xác cá chẽm và cá trê trên đảo Boigu và Saibai chết do ăn phải những con cái ngoại lai này và bị đôi nắp mang mắc tại cổ. – Người đưa tin cho hay.
Theo Vietnamnet, loài cá rô sát thủ này có khả năng bóp nghẹt cổ chim cũng như những con cá khác. Sau khi bị các con vật săn mồi nuốt chửng, cá rô sát thủ sẽ dùng các mang của mình chẹn cứng cổ họng của chúng.
Tuy nhiên, "tài năng" đặc biệt của loài cá này là chúng có thể sống sót nhiều ngày hay nhiều tuần trên cạn, do có cơ quan hít thở không khí. Trong những thời điểm khô hạn hơn, chúng sẽ đào sâu xuống dưới bùn để sinh tồn.
Trên website của mình, Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp Australia cho biết, cá rô sát thủ sở hữu cơ thể có màu cam nâu nhợt nhạt hoặc màu nâu hơi lục sẫm với các vết sẫm màu điểm xuyết trên thân. Loài cá này thường có kích thước cơ thể khoảng 10 - 23cm, nhưng có thể phát triển tới 25cm.
Nhà chức trách Australia cảnh báo, cá rô sát thủ có thể di chuyển đây đó trên cạn bằng các vây ngực và chúng thậm chí còn biết leo trèo cây. Mặc dù là loài sinh trưởng tự nhiên trong nước ngọt, nhưng cá rô sát thủ cũng có thể sống trong nước mặn.
VnExpress cho biết thêm, hiện nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Waltham đang tiến hành kiểm tra sức chịu đựng của loài cá này đối với môi trường nước mặn, thiếu khí cũng như nhiệt độ khác thường nhằm tìm cách kiểm soát số lượng loài này và dự đoán xu hướng di cư của chúng.
Nếu đến được đất liền, loài cá này sẽ góp mặt trong danh sách những loài sinh vật xâm lấn đến từ Papua New Guinea trong đó vốn đã ghi danh cá trê trắng, cá quả, cá pacu, cá rô phi và cá tai tượng, những loài đe dọa đến sinh vật bản địa của Australia.
Tin tức từ báo Người đưa tin cho biết, hồi tháng 8, truyền thông Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận sau khi đăng tải video con cá rô phi hồi sinh sau 2 năm bị đóng băng ở nhiệt độ -32 độ C.
[mecloud]Z4WkmLUniM[/mecloud]
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết sở dĩ cá có thể hồi sinh là nhờ một loại protein mang tên AFP - Antifreeze protein.
Khi sinh vật đóng băng, bên trong cơ thể sẽ xuất hiện các tinh thể băng giá. Các tinh thể này sẽ bám vào tế bào, khiến màng tế bào đóng băng rồi vỡ vụn. Hậu quả là tế bào sẽ chết đi. Khi có quá nhiều tế bào chết, tất nhiên sinh vật cũng không thể sống sót.
Cá rô phi bơi lội ở nhiệt độ bình thường sau khi được rã đông. Ảnh nguồn Kiến thức. |
Tuy nhiên, chất AFP lại có tác dụng ngăn chặn quá trình này. Chúng sẽ bám vào các tinh thể băng trong tế bào, ngăn chặn sự phát triển, lây lan, cũng như sự kết tinh của băng nhằm bảo vệ tế bào. Đồng thời, tế bào chất cũng trở nên đặc lại, khó đóng băng hơn.
MỸ AN (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]OtXZfa6Tyv[/mecloud]