+Aa-
    Zalo

    Sự nguy hiểm của bệnh than và cách phòng tránh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn, gặp phải ở cả người và động vật. Nguyên nhân gây ra bệnh than là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn than Bacillus anthracis.

    Đánh giá về tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, bệnh than đang diễn biến phức tạp, mạnh nhất 10 năm trở lại đây. Tính tới thời điểm hiệnh tại, đã có 14 người mắc bệnh than tại 2 tỉnh là Điện Biên (13 ca) và Hà Giang (1 ca), trong đó có hơn 100 trường hợp phơi nhiễm, theo báo Đại đoàn kết.

    Bệnh than lây lan như thế nào?

    Báo Thanh niên dẫn lời bác sĩ CKI Hồ Thanh Lịch, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết việc tiếp xúc với mầm bệnh than có thể gây ra tình trạng đau ốm nghiêm trọng cho cả người và động vật. Tuy nhiên, bệnh than không dễ lây lan, có nghĩa là bạn không thể nhiễm bệnh này giống như cảm lạnh hay cúm.

    Bệnh than phổ biến ở động vật hơn ở người vì thế chúng ta sẽ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh than khi nhiễm khuẩn nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt hoặc trầy xước. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu hít phải bào tử hoặc nếu ăn thịt từ động vật bị nhiễm bệnh. Người bệnh khi mắc bệnh thường có nhiều biểu hiện nghiêm trọng đối với cơ thể. Chính vì thế hiện tại căn bệnh này cũng là mối nguy hại cho thế giới đặc biệt đây là mầm bệnh có thể được ứng dụng trong vũ khí sinh học.

    su nguy hiem cua benh than va cach phong tranh12

    Những triệu chứng khi nhiễm bệnh than

    Bệnh than nhiễm qua đường da: Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%), và cũng ít nguy hiểm nhất. Khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị bệnh và các chất thải của chúng, hoặc trực tiếp làm thịt những động vật bị chết do bệnh than thì bào tử vi khuẩn than có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết xước hoặc các vết thương hở trên da.

    Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Có khoảng 0,5-0,7% bệnh nhân mắc bệnh than gặp phải thể bệnh này. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những gia súc mắc bệnh than thì nguy cơ lây nhiễm bệnh than qua đường tiêu hóa là rất cao.

    Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Đây chính là thể bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất của bệnh than với tỷ lệ tử vong lên đến 90% nếu không được điều trị kịp thời.

    su nguy hiem cua benh than va cach phong tranh
    Bệnh nhân bị nhiễm bệnh than. 

    Phòng, chống bệnh than như thế nào?

    Để phòng, chống bệnh than, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh như: không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh; những người lao động thường xuyên tiếp xúc với gia súc phải trang bị ủng, găng tay, quần áo dài tay để phòng vệ; khi vùng da bị hở do vết thương, da bị tổn thưởng nên tránh tiếp xúc với gia súc; vệ sinh tay chân cơ thể bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với gia súc; khi thấy các biểu hiện nghi mắc bệnh than phải kịp thời đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, hết sức lưu ý về việc sử dụng vaccine chủng ngừa bệnh than không nên dùng cho các đối tượng: Người từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ sau một liều trước đó hoặc với thành phần vaccine; phụ nữ mang thai có nguy cơ phơi nhiễm bệnh than thấp.

    Thu Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-nguy-hiem-cua-benh-than-va-cach-phong-tranh-a579020.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan