Nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng - họng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách nó lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tác dụng của nước muối
Thành phần chủ yếu của muối là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Chính vì thế, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước.
Sử dụng nước muối để súc miệng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.
Súc miệng bằng nước muối cần phải thực hiện đúng cách - Ảnh: Minh họa |
Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như:
- Làm dịu cơn đau họng
Các bác sĩ thường khuyên, chúng ta nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng. Theo đó, nước muối có thể làm dịu cơn đau họng nặng tốt hơn với sự trợ giúp của acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Loại bỏ hơi thở hôi
Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm nướu. Hơn nữa, nước muối loại bỏ các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, và sâu răng.
- Làm dịu vết loét trong miệng
Nước muối làm tăng lưu lượng máu đến miệng, có thể giúp các vết xước hoặc loét trong miệng mau lành hơn.
- Ngăn ngừa một số bệnh như
Viêm nướu không sưng, không viêm, hạn chế nguy cơ đau họng, sâu răng.
Những sai lầm khi dùng nước muối súc miệng
- Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối
Nhiều người nghĩ sau khi dùng nước muối xong, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Nhưng lời khuyên ở đây là nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối. Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.
- Thường súc họng trước khi súc miệng
Đây là một điều không nên thực hiện vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng. Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.
- Không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt
Nhiều người thường sức miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Song bạn có biết rằng, thói quen này sẽ làm
Đó là một quan niệm sai nghiêm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
- Sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối
Vì tính tiện lợi nên mọi người thường sử dụng nước lạnh để pha với muối. Tuy nhiên, lời khuyên được đưa ra là nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng tốt hơn vì nước ấm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu.
Quỳnh Chi(T/h)