+Aa-
    Zalo

    Sáp nhập: Nhiều thương hiệu ngân hàng khai tử

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ nay đến 2017 sẽ chỉ còn khoảng 15 ngân hàng, như vậy đồng nghĩa sẽ có hơn một nửa ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ khai tử trên thị trường.

    (ĐSPL) - Từ nay đến 2017 sẽ chỉ còn khoảng 15 ngân hàng, như vậy đồng nghĩa sẽ có hơn một nửa ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ khai tử trên thị trường và công sức xây dựng thương hiệu trong thời gian dài trở nên vô nghĩa.
    Sáp nhập tự nguyện mất thương hiệu là bình thường
    Trong lịch sử, chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều thương hiệu doanh nghiệp có tiếng sau khi sáp nhập, đã bị lãng quên và không còn dấu hiệu nào chứng tỏ nó đã tồn tại. Gần đây, vào năm 2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sau khi sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), đã phải từ bỏ vĩnh viễn thương hiệu của mình với hơn 20 năm xây dựng và phát triển.
    Sáp nhập: Nhiều thương hiệu ngân hàng khai tử

    Sáp nhập nhiều thương hiệu ngân hàng khai tử

    Thêm một thương vụ sáp nhập nữa, cũng diễn ra trong năm 2012 là, Công ty TNHH cán thép Tam Điệp (Ninh Bình) thương hiệu Pomihoa, sau hơn 12 năm phát triển cũng bị Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) thôn tính đổi tên thành Công ty thép Kyoei Việt Nam, sau khi Tập đoàn này sở hữu tới 70 vốn của Pomihoa.
    Trong năm 2013, lĩnh vực ngân hàng cũng chứng kiến sự khai tử của thương hiệu WesternBank - Ngân hàng TMCP Phương Tây, sau khi sáp nhập với Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank).
    Năm 2014 sẽ có thêm vài ngân hàng nhỏ sau khi hợp nhất vào ngân hàng lớn, thương hiệu sẽ không còn tồn tại như: Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) đang có kế hoạch sáp nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) rục rịch chuẩn bị về một nhà với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)…
    Nhiều câu hỏi đặt ra khi sáp nhập, bị mất thương hiệu sẽ thiệt thòi rất nhiều cho các ngân hàng nhỏ, khi  thời gian, công sức dài gây dựng và phát triển trong một thời gian dài.
    Theo các chuyên gia, phải xem xét việc sáp nhập của các ngân hàng tùy vào từng điều kiện cụ thể. Khi chuẩn bị sáp nhập, các ngân hàng nhỏ phải hiểu mục đích của việc sáp nhập là gì. Nếu sáp nhập mà tự nguyện thì không có vấn đề gì.
    Ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn để giải quyết khó khăn thì đó là điều tốt, nên khuyến khích. Quan trọng khi sáp nhập là đảm bảo tính minh bạch, làm theo giá thị trường. Chẳng hạn ngân hàng nào yếu hơn, rủi ro nhiều thì giá cổ phiếu phải thấp hơn và ngược lại. Cổ đông của cả hai bên đều không có thiệt thòi gì nếu đúng giá đó là giá thị trường.  
    Khai tử liệu có thừa lao động tài chính
    Một vấn đề nữa đặt ra khi các sáp nhập, bên cạnh việc các thương hiệu sẽ bị khai tử thì lao động của các ngân hàng này sẽ như thế nào. Vì sau khi hợp nhất với các ngân hàng lớn, chắc chắn sẽ có sự xáo trộn về mặt nhân sự. Một mặt, các ngân hàng lớn sẽ vẫn giữ nguyên nhân sự hoạt động cũ, một mặt thay đổi lại cơ cấu hoạt động thì sẽ giảm nhân sự.
    TS Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, khi sáp nhập, các ngân hàng buộc phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, khi gặp khó khăn phải quản lý sao cho giảm thiểu các chi phí để gia tăng lợi nhuận. Nếu ngân hàng giảm nhân lực và tiết kiệm được chi phí hoạt động thì cũng là bắt buộc phải làm.
    Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện ổn định vĩ mô để kinh tế phát triển tạo nhiều công ăn việc làm để cho những người không có cơ hội ở lĩnh vực này sẽ tìm được việc ở những lĩnh vực khác.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-nhap-nhieu-thuong-hieu-ngan-hang-khai-tu-a29328.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan