+Aa-
    Zalo

    Sắp hết hạn hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con người lao động đóng từ đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

    (ĐSPL) - Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con người lao động đóng từ đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. 

    Xin chào báo Đời sống & Pháp luật!

    Tôi đang làm việc tại 1 cơ quan nhà nước từ 01/7/2012 đến nay, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ nhưng chưa được vào biên chế. Hiện nay tôi đang mang thai được hơn 8 tháng và dự sanh vào 21/12/2015.

    Vấn đề là cơ quan chuẩn bị có đợt xét tuyển viên chức trong tháng 12/2015 này mà HĐLĐ tôi ký với cơ quan ghi rõ thời hạn làm việc cho đến khi xét tuyển biên chế.

    Xin quý tòa soạn cho tôi hỏi, vậy nếu tôi không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển này tôi có bị chấm dứt HĐLĐ hay không và chế độ thai sản của tôi sẽ thế nào?

    Mong quý tòa soạn sớm hồi đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

    Phương Phạm <[email protected]

    Sắp hết hạn hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản không? - Ảnh minh họa

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục Tình huống pháp luật của báo Đời sống & Pháp luật. Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau:

    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động  là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn ký hợp đồng có xác định thời hạn, đến khi xét tuyển biên chế sẽ hết hạn hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì “hết hạn hợp đồng” là một trong các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hợp đồng hết hạn, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động. Khi hai bên không thỏa thuận về việc ký kết hợp động lao động mới thì hợp đồng lao động cũ đương nhiên chấm dứt, cho dù người lao động là lao động nữ đang có thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    Theo đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động vì ly do hết hạn hợp đồng mà không phải vì lý ho thai sả. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì nếu hết hạn hợp đồng với công ty mà hai bên tiếp tục ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng cũ hết hạn, nếu trong thời gian này không ký hợp đồng mới mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Chế độ thai sản

    Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau :

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

    d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

    2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."

    Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn có hợp đồng lao động từ 01/7/2012 đến nay, nhưng trong thời gian này bạn lại có bầu và dự sanh vào 21/12/2015. Như vậy, để được hưởng thai sản bạn phải có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian từ 01/7/2012 đến nay. Bạn đóng bảo hiểm từ 01/7/2012 đến nay tức là bạn có trên 6 tháng đóng bảo hiểm cho nên bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản.

    Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thôi việc

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

    - Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi (bản chính);

    - Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

    - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực) đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi; 

    Trường hợp lao động nữ sau khi sinh, con chết thì có thêm bản sao có chứng thực Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử của con hoặc bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ (nếu con chết chưa được cấp Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử).

    Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, ngoài Sổ BHXH của người mẹ và Giấy chứng sinh hoặc giấy khai snh của con thì có thêm bản chính Sổ BHXH của người cha và bản sao có chứng thực Giấy chứng tử của người mẹ (nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH bắt buộc) hoặc có thêm bản sao có chứng thực Giấy chứng tử của người mẹ và bản chính Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (Mẫu số 11B-HSB, 01 bản chính) nếu chỉ có mẹ tham gia BHXH bắt buộc;

    Sau khi có đầy đủ hồ sơ như trên, người lao động mang ra BHXH nơi công ty cũ có đóng BHXH cho mình ở quận nào thì nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của BHXH tại quận đó.

    Mức hưởng BHXH được tính như sau:

    Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng bằng 100\% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    Hy vọng rằng, ý kiến tư vấn sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Xin hãy đón đọc báo Đời sống & Pháp luật.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]Bf377M26K3[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-het-han-hop-dong-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong-a120488.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.