Những phương pháp rã đông phổ biến dưới đây rất nhiều người mắc phải, cứ tưởng là đúng nhưng lại hoàn toàn sai. Thậm chí còn khiến thức ăn mất đi độ tươi ngon.
Rã đông ở nhiệt độ phòng
Có rất nhiều người có thói quen rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, cứ bỏ miếng thịt ra bên ngoài và để đấy. Đó là một cách sai lầm, nhiệt độ thực phẩm thay đổi sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng. Lượng vi khuẩn thậm chí có thể tăng gấp đôi do bị bám bởi các loại vi khuẩn khác trong phòng.
Không nên rã đông nhiệt độ phòng quá 2 giờ đồng hồ. Nếu môi trường quá nóng thì không nên để quá 1 tiếng, thịt rất dễ bị hỏng, ôi thiu, không còn màu sắc đỏ tươi nữa.
Ngâm thực phẩm đông lạnh trong nước nóng
Có nhiều người thường rã đông thực phẩm bằng cách bỏ trong nước nóng. Tuy nhiên cách này chỉ giúp rã đông phần bên ngoài, quá trình nóng lạnh đột ngột khiến cho kết cấu thịt bị phá vỡ thịt không còn ngon, ngọt như trước.
Rã đông bằng lò nướng, lò vi sóng
Rã đông bằng lò nướng, lò vi sóng là ý nghĩ sai lầm, vì lò nướng và lò vi sóng khá nhạy cảm với vi khuẩn.
Phương pháp này khiến thực phẩm sẽ nửa sống, nửa chín giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn thôi. Nếu bạn không ăn ngay sau khi rã đông thì vi khuẩn sẽ càng phát triển hơn trước nữa.
Rã đông cá quá mềm trước khi nấu
Cá để rã đông quá mềm thì chúng sẽ mất chất và nhạt vị, nhưng vẫn có nhiều người cho rằng cá thật mềm thì mới gọi là rã đông. Cá mềm quá thì món ăn sẽ không còn ngon nữa, độ chắc cũng như hương vị vốn có của cá cũng trở nên nhạt nhẽo. Chỉ nên rã đông ở mức độ vừa phải, không quá cứng cũng như không để cá quá mềm.
Rã đông các loại rau và trái cây
Những loại rau sau lúc đã đông lạnh nếu rã đông sẽ bị mềm đi và mất hết chất dinh dưỡng. Phương pháp tốt nhất cho lúc này là hãy cho chúng vào nồi và chế biến luôn trước bữa ăn.
Còn với những loại trái cây, tương tự như rau, chúng cũng sẽ bị mềm nhũn và vi khuẩn dễ tấn công hơn nếu bạn rã đông. Do đó tốt hơn hết, hãy để trái cây xuống ngăn mát của tủ để thực phẩm được hạ nhiệt từ từ.
Việt Hương (T/h)