+Aa-
    Zalo

    Sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Gây lãng phí một cách vô lý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - PGS.TS Bùi Thị An – nguyên ĐBQH cho rằng SGK luôn chứa đựng những kiến thức cơ bản, cốt lỗi thì tại sao phải thay đổi để chỉ dùng được một lần rồi bỏ.

    PGS.TS Bùi Thị An – nguyên ĐBQH cho rằng SGK luôn chứa đựng những kiến thức cơ bản, cốt lỗi thì tại sao phải thay đổi để chỉ dùng được một lần rồi bỏ, gây lãng phí 1 cách vô lý cho học sinh và cả phụ huynh.

    Việc sách giáo khoa (SGK) đầu năm 2018-2019 chỉ dùng được 1 lần đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội. Nhiều người dân cho rằng, đây là sự lãng phí khi hàng trăm triệu bản SGK với tổng giá cả ngàn tỷ đồng lại nhanh chóng trở thành phế liệu sau khi kết thúc năm học.

    Theo báo cáo năm 2017 của NXB Việt Nam gửi bộ GD&ĐT, sản lượng sản xuất SGK năm 2018 dự kiến là 104 triệu bản với tổng doanh thu dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 107,8 triệu bản với doanh thu là 1.203 tỷ đồng còn năm 2016 là 108,8 triệu bản cùng doanh thu 1.147 tỷ đồng.

    Sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần được cho là gây lãng phí lớn.

    Cũng theo bảng giá niêm yết SGK năm học 2018-2019, mỗi lớp ở cấp tiểu học đều có 6 cuốn SGK, giá dao động 45.300 đồng đến 78.300 đồng. Bộ SGK ở cấp THCS cùng môn tiếng Anh của lớp 6 và lớp 7 là 12 cuốn, lớp 8 và lớp 9 là 13 cuốn, giá 97.700-144.500 đồng. Bộ SGK ở cấp THPT theo chương trình chuẩn và môn Tiếng Anh có giá từ 141.400 đồng đến 153.500 đồng với 14 cuốn.

    Liên quan đến vấn đề này, nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho rằng, việc sử dụng SGK 1 lần rồi sau đó chỉ làm phế liệu là rất lãng phí. Thực tế, SGK là loại sách cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, được biên soạn, thiết kế và trình bày dưới những hình thức khác nhau. Mỗi 1 cuốn sách sẽ mang lại những kiến thức cốt lõi giúp cho các học sinh nắm được vấn đề 1 cách hiệu quả, từ đó phát huy được sự sáng tạo, tìm tòi những vấn đề mới hơn.

    Việc nhiều loại SGK lại có thêm phần câu hỏi, bài tập dưới hình thức tự luận hoặc trắc nhiệm yêu cầu học sinh phải ghi chép hoặc điền vào đó dẫn đến tình trạng chỉ học sách 1 lần rồi cất hoặc bỏ đi. Điều đó đồng nghĩa với việc, hàng nghìn tỷ sản xuất SGK mỗi năm cũng trở thành “phế liệu”.

    ĐBQH An nhấn mạnh: “Thiết nghĩ, phải làm thế nào để sách giáo khoa mang đầy đủ những kiến thức cần thiết để dạy cho từng cấp và có thể sử dụng được nhiều lần. Không nên thay đổi nhiều dẫn đến lãng phí một cách không cần thiết. Tất nhiên không thể phủ nhận, việc cập nhật thông tin kiến thức mới là cần thiết, nhưng nên chăng ta dùng một hình thức khác. Rõ ràng SGK luôn chứa đựng những kiến thức cơ bản, cốt lỗi thì tại sao phải dùng 1 lần rồi bỏ, gây lãng phí 1 cách vô lý cho học sinh và cả phụ huynh”.

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sach-giao-khoa-chi-su-dung-1-lan-gay-lang-phi-mot-cach-vo-ly-a242744.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan