+Aa-
    Zalo

    Rau “nhà nghèo” ở Việt Nam sang Mỹ đắt hơn thịt, cực "đại kỵ" với người sỏi thận

    (ĐS&PL) - Loại rau này có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào.

    Rau muống là loại giống cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Rau muống có thân dài, rỗng. Với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp sẽ có rễ ngắn bám xung quanh thân cây. Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm sắt.

    Tuy nhiên, do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan.

    Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.

    Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi.

    Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. 

    Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế ăn rau muống:

    Người bị sỏi thận

    Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.

    Người đang có vết thương

     Với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, chúng khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.

    Người bị viêm khớp

    Một số chất trong rau có thể khiến đau nhức khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.

    Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống.

    Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống.

    Người hệ tiêu hóa yếu

    Hãy nhớ, ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.

    Người đang uống thuốc

    Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi

    Người dễ dị ứng, tiêu chảy

    Ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/rau-nha-ngheo-o-viet-nam-sang-my-at-hon-thit-cuc-ai-ky-voi-nguoi-soi-than-a476887.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ăn gà ủ muối có dễ bị nhiễm khuẩn?

    Ăn gà ủ muối có dễ bị nhiễm khuẩn?

    Mặc dù gà ủ muối là một món ăn ngon và hấp dẫn nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn từ món ăn này có thể xảy ra nếu không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản.