Tác dụng của rau dền
Trong y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Rau dền có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau đền có công dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần thận trọng khi ăn nếu không muốn bị độc tố.
Ai không nên ăn rau dền?
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được rau dền.
Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau dền:
Có 3 đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn nhiều rau dền vì có thể gây ra những tác dụng có hại cho sức khỏe.
Người bị tiêu chảy: Những người bị bệnh tiêu chảy mãn tính, lạnh bụng… không nên ăn nhiều rau dền, vì đây là loại rau có tính mát, do đó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Người bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh gút, bệnh sỏi thận: Trong rau dền chứa hàm lượng lớn acid oxalic - hợp chất làm ức chế việc hấp thụ canxi, kẽm và là nguyên nhân tạo thành sỏi oxalat. Vậy nên, rau dền không phải là thực phẩm phù hợp cho những người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận.
Đối tượng có cơ thể tính hàn, phụ nữ đang mang thai: Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, người đi ngoài lỏng, phụ nữ có thai hư hàn cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau dền vì tính mát của chúng cực mạnh, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Trên đây là những thông tin giải đáp "Những ai không nên ăn rau dền?". Nếu bạn thuộc nhóm trên thì tuyệt đối đừng ăn rau dền nhé.
Thùy Dung(T/h)