+Aa-
    Zalo

    Quảng cáo rượu mạnh tràn lan trên mạng internet, cơ quan quản lý kêu khó

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bất chấp quy định cấm đã có từ lâu, nhiều cơ sở vẫn quảng cáo, buôn bán rượu mạnh một cách rầm rộ.

    Bất chấp quy định cấm đã có từ lâu, nhiều cơ sở vẫn quảng cáo, buôn bán rượu mạnh một cách rầm rộ.

    Từ ngày 1/11/2017, nghị định 105/2017/NĐ – CP chính thức có hiệu lực, nội dung đáng chú ý nhất là cấm buôn bán, quảng cáo các loại rượu có nồng độ cồn trên 15 độ trở lên qua mạng internet.

    Quy định cấm buôn bán, quảng cáo rượu qua mạng internet đã có từ rất lâu, tuy nhiên, chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản hàng loạt cửa hàng rượu mạnh online được bày ra ngay trước mắt khách hàng.

    Trên các trang mạng như Google hay Facebook, chỉ cần gõ tên loại rượu mình cần mua hoặc chỉ đơn giản tìm kiếm từ khóa “rượu” là hàng trăm địa chỉ online xuất hiện.

    Trên các trang web hay fanpage tìm thấy trên mạng, nhiều địa chỉ là của các đơn vị kinh doanh rượu có showroom bán hàng thực tế, nhiều địa chỉ của những người kinh doanh nhỏ lẻ, không có cửa hàng.


    Các trang web, fanpage facebook quảng cáo rượu mạnh nhan nhản trên internet.

    Những người này thường giới thiệu là kinh doanh hàng xách tay, khi khách cần xem thì gửi ảnh và ship đến tận nơi, không ưng hay phát hiện hàng không chuẩn có thể đổi trả.

    Trong vai một người khách đang có nhu cầu mua rượu mạnh để biếu, pv gửi tin nhắn cho một fanpage quảng cáo rượu mạnh, chỉ vài phút sau, quản trị viên đã trả lời tin nhắn và tư vấn một cách nhiệt tình.

    Người này tư vấn mua các loại rượu mạnh khá nổi tiếng như Mac Go... gồm một hộp quà có 2 ly với giá 2,5 triệu đồng/ 1 chai hay rượu Glenli...  loại 1 lít/ 1chai với giá 1,5 triệu đồng và giới thiệu đây là hàng xách tay từ Hàn Quốc.

    Khi được hỏi địa chỉ để đến xem hàng trực tiếp, người bán hàng tại fanpage này cho biết công việc chính là làm du lịch và không muốn mở cửa hàng vì làm hàng xách tay nên sợ bị "soi". Tuy nhiên, người này tỏ thái độ rất nhiệt tình, sẵn sàng ship đến tận nhà khách để xem hàng trước ưng ý mới lấy.

    Nhân viên tiếp thị rượu luôn sẵn sàng tư vấn và nhận đặt hàng online cho khách.


    Hoạt động quảng cáo, buôn bán rượu mạnh qua mạng internet không phải là mới, không chỉ những người làm ăn nhỏ lẻ, thương hiệu rượu Alli... khá nổi tiếng còn thuê hẳn một đội ngũ làm nhiều clip quảng cáo thu hút hàng triệu lượt xem và chia sẻ. 

    Hay như 3 4 năm trước, thương hiệu rượu “đội lốt” thực phẩm chức năng Rock... được lên hẳn nhiều kênh sóng truyền hình chính thống cùng nhiều trang quảng cáo và được bày bán công khai ngay cả trong hiệu thuốc.

    Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp Luật, ông Nguyễn Trọng Bình, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, việc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, quảng cáo rượu trên mạng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xác minh chủ kinh doanh.

    “Hoạt động kinh doanh quảng cáo rượu trên mạng internet rất đa dạng, có những trang web là của các đơn vị kinh doanh lớn, có trang chỉ là facebook của một vài cá nhân kinh doanh đơn lẻ nên công tác xử lý gặp nhiều khó khăn”. – Ông Bình chia sẻ.

    Theo ông Bình, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo rượu trên mạng còn gặp khó khăn ở nguồn nhân lực, kỹ thuật. Chi cục quản lý thị trường Hà Nội gồm 33 đội quản lý nhiều lĩnh vực như buôn lậu, hàng giả, hàng nhái…

    Việc không có đội chuyên trách kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh, quảng cáo rượu trên mạng internet khiến tình trạng này gia tăng một cách nhanh chóng với nhiều hình thức.

    Về giải pháp quản lý, ông Bình cho biết, công tác hiện tại chủ yếu là tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, nếu phát hiện ra vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

    Tác hại của rượu, bia vốn bị lên án từ lâu, nhiều vụ tai nạn, xô xát dẫn đến chết người do quá chén tràn ngập trên mặt báo. Tình trạng quảng bá sản phẩm rượu một cách công khai khiến nhiều người lo ngại về việc gia tăng những vụ việc thương tâm.

    Tuy nhiên, với việc đưa ra quy định mà không có chế tài xử phạt, cơ quan quản lý chuyên trách rõ ràng, việc các thương hiệu rượu mạnh vẫn hàng ngày “lên sóng” là điều tất yếu.

    Liệu rằng quy định cấm quảng cáo rượu mạnh chỉ mang tính hình thức “đánh trống bỏ dùi” như một số quy định khác? Ví dụ như quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng trong nghị định 176/2013/NĐ – CP khi mà đã nhiều năm đi vào thực tiễn mà chưa ghi nhận xử phạt được trường hợp nào.

    Thanh Phong

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-cao-ruou-manh-tran-lan-tren-mang-internet-co-quan-quan-ly-keu-kho-a207907.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Lao động già hóa, người trẻ không ham học nghề, sự cạnh tranh của các mặt hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc đang khiến các làng lụa Việt đứng trước bài toán: làm thế nào